Đau ở 4 bộ phận này có thể là điềm báo ung thư, bác sĩ khuyến cáo không nên coi thường
Tờ Toutiao (Trung Quốc) mới đây chia sẻ về trường hợp bệnh của một người đàn ông lái taxi họ Lý. Anh này có dấu hiệu đau vai phải từ lâu nhưng chủ quan không đi khám. Gần đây, anh đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe thì vô tình phát hiện bản thân mắc ung thư phổi. Anh Lý vừa buồn bã vừa thắc mắc vì không hiểu sao mình bị đau vai nhưng phổi lại bị tổn thương.
Theo bác sĩ Lu Jinli (bác sĩ phẫu thật tại Bệnh viện Trung ương 153 của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc), nhiều bệnh ung thư có thể gây đau ở nhiều bộ phận trên người chứ không nhất thiết phải ở chỗ bị tổn thương.
Đau do ung thư xảy ra do nhiều nguyên nhân, ví dụ như khối u phát triển nhanh chóng, chèn ép các cơ quan và mô xung quanh; cũng có thể do khối u tự vỡ, bị nhiễm trùng và hoại tử mô xung quanh; di căn, xâm lấn và phá hủy các mạch máu và dây thần kinh. Các cơn đau do ung thư thường có biểu hiện đau kéo dài, cơn đau nặng dần, dù nghỉ ngơi cũng không cải thiện rõ rệt.
Bác sĩ khuyên khi cơ thể bị đau, điều đầu tiên chúng ta cần xem xét là có nguyên nhân rõ ràng nào gây ra cơn đau hay không. Nếu không rõ nguyên nhân thì việc đi khám càng sớm càng tốt là rất quan trọng.
Đau nhức ở 4 bộ phận này có thể là điềm báo của ung thư
1. Đau đầu lâu ngày không rõ nguyên nhân
Đau đầu mà không có nguyên nhân rõ ràng rất có thể là do ung thư hoặc bệnh mãn tính gây ra.
Đầu tiên, có thể là các khối u nội sọ như u thần kinh đệm và sarcoma màng não... gây đau đầu. Đau đầu trầm trọng là triệu trứng phổ biến, có thể bắt gặp ở khoảng 50% số bệnh nhân u não. Người bệnh thường cảm thấy đau nhiều vào sáng sớm và nửa đêm; đau dai dẳng, lặp lại hàng ngày, càng ngày càng đau nhiều hơn về cả cường độ và thời gian.
Thứ hai là các khối u ác tính như ung thư phổi và ung thư vú dễ di căn não, như vậy cũng có thể gây đau đầu.
Ngoài ra, các bệnh mãn tính như tiểu đường cũng có thể gây đau đầu và đau vùng mặt.
2. Đau vai
Đau vai gáy thường được mọi người bỏ qua vì nghĩ rằng do ngồi nhiều, ít vận động... xong thực tế đây cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư gan...
Hơn nữa, đau mỏi vai gáy ở các bộ phận khác nhau có liên quan đến các bệnh lý khác nhau. Đau vai phải có thể do viêm túi mật và sỏi mật; đau vai trái có thể do đau thắt ngực và đau quặn mật.
3. Đau ngực
Ngoài đầu và vai, đau ngực cũng là một trong những dấu hiệu xuất hiện do ung thư.
Ung thư phổi thường gây tổn thương màng phổi, dấu hiệu rõ nhất là khi bệnh nhân thở hoặc ho. Ngoài ra, ung thư phổi còn có thể di căn đến xương sườn ngực và xương ức. Từ đó, gây tổn thương dây thần kinh liên sườn, thậm chí có trường hợp nặng còn bị gãy xương, dẫn đến đau tức ngực rõ rệt.
Điều đáng chú ý là trong phổi không có dây thần kinh cảm giác đau và bệnh nhân ung thư phổi thường không nhận biết được điều đó trong giai đoạn đầu. Việc chú ý đến cơn đau ngực để phát hiện và chẩn đoán sớm ung thư phổi là vô cùng quan trọng.
4. Đau bụng
Đau bụng là cơ sở quan sát quan trọng để chúng ta phát hiện sớm ung thư gan, ung thư ruột kết, ung thư dạ dày...
Lấy ví dụ về ung thư gan, bệnh nhân ung thư gan thường có biểu hiện đau âm ỉ vùng bụng trên bên phải. Điều này là do khối u trong gan đã xâm lấn.
Cơn đau bụng do ung thư trực tràng thường là các triệu chứng là đau âm ỉ vùng bụng bên phải, đau bụng dữ dội hơn sau bữa ăn; xuất hiện thêm các triệu chứng như thay đổi thói quen đại tiện, có máu trong phân, sụt cân, mệt mỏi, các dấu hiệu này rất dễ chẩn đoán nhầm là bệnh trĩ.
Còn cơn đau bụng do ung thư dạ dày thường có biểu hiện là đầy bụng trên, khó chịu hoặc đau âm ỉ, kèm theo các triệu chứng như trào ngược dạ dày, ợ hơi, chán ăn.
Có hàng ngàn lý do gây ra đau đớn cho cơ thể, chúng ta nên đánh giá thế nào khi đối mặt với cơn đau? Rất đơn giản, hãy quan sát chúng, nếu tình trạng liên tục lặp lại và ngày càng nghiêm trọng, bạn nhất định nên đến gặp bác sĩ ngay.
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của nhiều căn bệnh.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ. Tuy nhiên, đội như thế nào, chất liệu mũ ra sao cũng cần đặc biệt chú ý.
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn so với các nước Âu Mỹ nhưng tỷ lệ gãy xương lại tương đối thấp.
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.