Áp dụng mẹo nhỏ này để "hô biến" khăn mặt dùng lâu bốc mùi, dính nhớt trở nên trắng sạch thơm tho
Trong cuộc sống hàng ngày, dù là rửa mặt, gội đầu hay tắm rửa, chúng ta đều cần sử dụng khăn mặt. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, trên khăn sẽ xuất hiện các vi khuẩn và chúng có thể gây ra các vấn đề về da cho người sử dụng như khô da, viêm chân lông, gậy mụn, dị ứng..
Vậy bạn có thường xuyên vệ sinh khăn mặt của mình không? Chỉ cần không được giặt trong 3 ngày, khi cầm khăn bạn sẽ có cảm giác dính và có mùi. Khi gặp trường hợp này, chúng ta nên giải quyết như thế nào? Học ngay mẹo nhỏ này của chúng tôi, bạn sẽ giải quyết được các vấn đề về khăn hiệu quả.
1. Nguyên nhân khiến khăn mặt bị nhớt
Sau khi sử dụng khăn xong mọi người hầu như đều treo khăn tắm, khăn mặt ngay trong phòng tắm. Nhà tắm lại có độ ẩm cao, ẩm ướt, là một nơi phù hợp cho các loại vi khuẩn phát triển và sinh sôi một cách rất nhanh trên bề mặt khăn khiến khăn có mùi và bị nhờn.
Trên da của bạn luôn tồn tại những tế bào chết nên khi bạn sử dụng khăn lau mặt các tế bào chết đó sẽ rơi và bám lên chiếc khăn. Việc bạn dùng khăn nhưng không giặt thường xuyên sẽ để lại hiện tượng các tế bào chết bị mốc khiến khăn bị nhờn nhớt và có mùi khó chịu.
2. Những mẹo làm sạch khăn
* Làm sạch khăn bằng nước muối
Bạn hãy khăn vào chậu nước với một ít muối. Thêm xà phòng rồi ngâm khăn trong đó khoảng 10 phút.
Sau đó, vò lại khăn để loại bỏ các chất bẩn và giặt khăn bằng nước sạch. Vắt khô nước và phơi khăn ở nơi khô thoáng.
* Giấm trắng
Hãy pha giấm trắng theo tỷ lệ giấm trắng với nước là 1:10 rồi ngâm khăn vào dung dịch trên khoảng 15 phút. Sau đó, bạn giặt lại bằng bột giặt để loại bỏ các vết bẩn bám trên khăn. Không nên pha giấm quá đặc vì nồng độ giấm trắng quá cao sẽ khiến khăn có vị chua, phải giặt lại nhiều lần với nước để làm sạch!
3. Những lưu ý khi sử dụng để khăn không bị nhớt
* Khử trùng thường xuyên
Cho khăn đã giặt sạch vào lò vi sóng quay khoảng 2 phút hoặc sấy thật khô. Có thể dùng nước nóng ở nhiệt độ cao để ngâm khăn mỗi tuần một lần giúp tẩy sạch chất bẩn trong khăn.
* Thay khăn thường xuyên
Khăn tắm và khăn mặt bạn đang dùng đều có hạn sử dụng. Không nên sử dụng khăn mặt quá 3 tháng vì khăn đã bám nhiều vi khuẩn, bạn nên thay khăn 3 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe cho gia đình và chính bản thân mình.
* Phơi khăn ngoài ánh nắng mặt trời để khăn được khô hoàn toàn
Nhà tắm là nơi ẩm ướt nên vi khuẩn sinh sôi và phát triển rất nhanh chóng, vi khuẩn kết hợp với ẩm ướt khiến khăn nhờn nhớt. Bạn hãy mang khăn ra phơi ngoài ánh sáng mặt trời để khăn được sạch sẽ và khô ráo.
* Dùng riêng khăn
Vi khuẩn trong khăn rất dễ lây lan chéo với nhau khi bạn treo khăn quá gần, vi khuẩn từ khăn tắm sẽ lây lan sang khăn mặt, khiến da bạn bị nổi mụn trứng cá và mẩn đỏ. Vậy nên bạn hãy sử dụng riêng khăn mặt và không để gần với các khăn khác.
Loại chảo giá rẻ “đầu độc” người dùng vì chứa chất độc hại, đe dọa sức khỏe cả gia đình:...
Để tiết kiệm chi phí, nhiều người thường chọn mua những chiếc chảo gang giá rẻ mà không biết rằng nó có thể chứa những kim loại nặng và hóa chất độc hại. Thế nên việc chọn lựa chảo gang chất lượng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Có nên phơi quần áo, chăn màn trên cục nóng cho nhanh khô không? Vì sao lại không nên?
Trong quá trình sử dụng điều hòa, cục nóng tỏa ra luồng khí khô và nóng. Vì lý do này, nhiều người đã tận dụng nhiệt từ cục nóng để phơi quần áo, giúp tiết kiệm thời gian làm khô
Ưu nhược điểm của việc sử dụng cốc nguyệt san
Cốc nguyệt san là một sản phẩm dành cho phái nữ trong thời kỳ kinh nguyệt và được dùng để thay thế cho các loại băng vệ sinh truyền thống, giúp cơ thể năng động hơn mà không lo bị tràn trong suốt ngày dài.
Làm gì để hạn chế tác hại của nước mưa khi để ô tô ngoài trời?
Việc phải dừng đỗ xe ngoài trời khiến nhiều người lo ngại bởi đỗ xe dưới trời mưa sẽ làm "xế hộp" có nguy cơ hỏng hóc nhiều hơn. Cần làm gì để bảo vệ xe ô tô?