Ăn trứng vịt lộn phải nhớ 4 điều 'cấm kỵ' này, cẩn thận kẻo mất mạng như chơi
Trong Đông y, trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể tăng trưởng. Còn với Tây y trứng vịt lộn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có giá trị cao như: protein, lipit, canxi, photpho, cholesterol, các loại vitamin… Đây là một món ăn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên ăn thế nào và đối tượng nào không nên ăn thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số lưu ý khi sử ăn trứng vịt lộn
1. Ăn trứng để qua đêm
Theo các chuyên gia, trứng vịt lộn luộc chín để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong trứng sẽ bị biến chất.
Trứng đã để qua đêm dễ bị biến chất, sinh ra vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.
2. Ăn trứng không có rau răm
Một trong những sai lầm khi ăn trứng vịt lộn chính là không ăn kèm rau răm.
Rau răm có vị cay, nồng, tính ấm, mùi thơm giúp ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, bên cạnh đó còn giúp làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt, chống lạnh bụng...
Việc ăn kèm rau răm với trứng vịt lộn sẽ giúp cân bằng âm dương, tránh tình trạng lạnh bụng, đầy hơi và những vấn đề liên quan đến tiêu hóa.
3. Ăn quá nhiều
Thói quen ăn trứng vịt lộn thường xuyên rất có hại cho sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy, việc ăn quá 2 quả trứng vịt lộn sẽ dễ gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp, đái tháo đường hoặc dư thừa vitamin A.
Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới sình bụng, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Trẻ từ 5 tuổi trở lên cũng chỉ nên ăn nửa quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ. Ăn trứng lộn thường xuyên còn khiến lượng vitamin A dư thừa làm vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình thành xương làm cho trẻ phát triển không toàn diện.
Ngoài ra, người béo phì, người già, bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch cũng cần hạn chế ăn món ăn này. Riêng người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.
4. Ăn trứng vịt lộn chung với óc lợn
Lựa chọn thực phẩm kết hợp với trứng vịt lộn rất quan trọng. Chuyên gia khuyên bạn tuyệt đối không được ăn trứng vịt lộn chung với óc lợn bởi 2 loại thực phẩm này có thể khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng lên đột ngột thậm chí có thể gây tử vong do huyết áp tăng cao.
Tại sao nên ăn kèm với gừng, rau răm?
Trứng vịt lộn thường ăn cùng Gừng và rau Răm. Đây là cách kết hợp hài hòa đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Rau Răm, Gừng có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn. Do đó, chúng có tác dụng chống lạnh bụng, đầy hơi và chậm tiêu hóa. Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng là khoảng 5g Gừng tươi thái chỉ, 5g rau Răm tươi. Lưu ý, với thai phụ khi ăn trứng vịt lộn thì không nên ăn nhiều rau răm và gừng sẽ gây nóng có thể gây sảy thai
Những người mắc bệnh gout không nên ăn trứng vịt lộn. Đối với những người dùng món trứng vịt lộn để cải thiện sức khoẻ lâu dài, cần hạn chế ăn các loại gan gia súc, gia cầm… Trứng vịt lộn trước khi sử dụng phải được rửa sạch, luộc chín. Tốt nhất không dùng trứng vịt lộn đã luộc chín để qua đêm, vì các chất dinh dưỡng trong đó sẽ sản sinh ra vi khuẩn có hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?
Món ăn từ nhiều loại nấm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại chất dinh dưỡng phong phú. Ăn...
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?
Dứa, một loại quả mọng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng nếu ăn mỗi ngày có...
Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa
Những ngày thời tiết thay đổi, bạn nên tích trữ nhiều hơn những thực phẩm này trong nhà. Chúng có...
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên
Cà rốt là một loại rau bổ dưỡng, tiện lợi, đa năng và ăn cà rốt thường xuyên rất tốt...