Ăn rau má thanh nhiệt, giải độc
Rau má có tên khác là Tích tuyết thảo, Liên tiền thảo, Phắc nó (người Thái), Phtáo chèn (người Tày), Tằng cháu nứa (người Dao). Tên khoa học Centella asiatica Urban, thuộc họ hoa tán - Apiaceae. Cây mọc bò có rễ ở các mấu, thân gầy nhẵn, hơi có lông khi còn non. Lá mọc ở gốc hay ở các mấu 2-3 lá một, cuống lá dài 2-4 cm. Phiến lá hình mắt chim hơi hình thận, nhẵn, có 5-9 gân, mép khía tai mèo. Hoa mọc ở kẽ lá và ở gốc. Cánh hoa màu đỏ hay tím, quả dẹt màu đen, có cạnh. Hạt dính với vỏ quả, hình bầu dục.
Rau má mọc hoang dại nơi ẩm ướt, dùng ăn sống, muối dưa, luộc chín hoặc nấu canh. Ở miền Nam, rau má được xay hòa với đường làm nước giải khát.
Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, cho biết thành phần hóa học và dinh dưỡng của rau má gồm nước 88,2%, protein 3,2%, glucid 1,8%, cellulo 4,5%, khoáng toàn phần 2,3%. Các muối khoáng: Ca 29 mg%, P 2,4 mg%, Caroten 2,6 mg%, Vitamin C 37 mg%. Cứ 100 g rau má cung cấp cho cơ thể 21 Calo.
Rau má vị đắng, hơi ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống nhiễm trùng, chống độc, lợi tiểu. Rau má chủ trị đau gan mật và bệnh sởi, sổ mũi, viêm hầu họng, viêm khí quản, bệnh đường tiết niệu và sỏi. Người bị ngộ độc lá ngón, nấm độc, thạch tín, rắn cắn, mụn nhọt, lở ngứa, vết thương, ăn rau má rất tốt.
Bài thuốc từ rau má
Rau má sạch, xay lấy nước cốt hòa cùng nước dừa xiêm uống giải khát, thanh nhiệt.
Rau má giã lấy nước uống và xoa, đắp ngoài, tác dụng giải nhiệt, trị nóng sốt, kinh phong, lở ngứa, mụn nhọt. Sắc một nắm rau má uống chữa bụng xốn xáo, nóng ruột, đau bụng dưới, chán ăn, cam nhiệt, độc sưng tấy, mụn nhọt lở ngứa.
Rau má (một nắm), rau sam (một nắm), sắn dây 30 g giã cùng nhau, cho thêm nước chín, chắt lấy nước uống hoặc sắc uống. Bài thuốc này chữa cảm sốt, khát nước, nhức đầu, đái đỏ, da nóng, kém ăn, nổi mẩn ngứa, phụ nữ có thai nóng ruột, đau bụng vặt, đại tiện không thông.
Rau má 250 g cùng rau muống 250 g giã nát, hòa nước sôi, chắt lấy nước uống tác dụng giải ngộ độc (lá ngón, nấm độc, thạch tín...).
Rau má 30 g cùng cỏ nhọ nồi 15 g và trắc bá diệp 15 g sao cháy, sắc uống chữa chảy máu chân răng, chảy máu cam, thổ huyết, niệu huyết...
Rau má tươi (lượng tùy dùng) giã lấy dịch tươi uống hoặc sắc uống trị ho, đái buốt, đái giắt.
Rau má khô, tán bột, uống 2 thìa cà phê vào mỗi buổi sáng trị khí hư bạch đới, đau bụng kinh.
Rau má tươi hoặc luộc ăn và uống nước làm thuốc lợi sữa. Rau má chế dạng kem để bôi ngoài trị vết thương lâu lành...
Lương y Sáng cho biết ngoài rau má thường còn có rau má mơ, tên khác là Thiên hồ tuy, Mãn thiên tinh, Rau má họ, Rau má chuột. Cây có vị ngọt, nhạt, hơi cay, tính mát, chủ trị viêm gan truyền nhiễm và xơ gan cổ trướng, cảm sốt, ho, viêm họng.
Bài thuốc gồm: rau má mơ sắc uống lượng 30 g, tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan truyền nhiễm và xơ gan cổ trướng. Rau má mơ lượng 80 g sắc uống hàng ngày chữa cảm sốt, ho, viêm họng.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...