Ăn khoai lang giúp nhuận tràng, giảm cân nhưng ăn theo cách này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng
Trong Đông Y, khoai lang có tính bình, ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Dùng khoai lang đúng cách có thể chữa được bệnh vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, hành kinh không đều,... Không những vậy, ăn khoai lang còn phòng cảm cúm, giảm cân, phòng tránh oxy hóa, chống viêm và phòng nhiều bệnh tật khác cho cơ thể.
Tuy có rất nhiều công dụng cho sức khỏe, nhưng nếu ăn nhiều khoai lang theo những cách dưới đây sẽ không tốt cho sức khỏe mà còn phản tác dụng.
Ăn khoai lang chưa được nấu chín
Ăn khoai lang sống có thể gây ra nhiều rắc rối, nhất là khả năng tiêu hóa và hấp thụ tinh bột trong khoai. Vì trong khoai sống có chứa một chất đặc biệt, tương đương với oxidase.
Enzyme này hoạt động trong khoai lang sống và có thể bị phá hủy bằng cách đun nóng. Vì vậy nếu ăn sống sẽ gây đầy bụng, tiêu chảy, thậm chí nôn mửa. Hãy nhớ chỉ nên ăn khoai lang khi đã nấu chín để cung cấp đủ dưỡng chất và đảm bảo sức khỏe.
Ăn khoai lang chín nên bỏ vỏ
Mọi người đều biết rằng khoai lang là thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp nhuận tràng. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng vỏ của khoai lang chứa nhiều thành phần kiềm nên sau khi ăn sẽ khiến tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn. Vỏ khoai lang không thực sự tốt cho hệ tiêu hóa.
Đặc biệt nếu là những củ khoai lang vỏ sần, có đốm đen hay có nốt ong châm,… nếu bạn ăn cả vỏ này sẽ có thể bị ngộ độc. Để an toàn, bạn nên gọt hoặc lột bỏ phần vỏ khi ăn khoai lang.
Ăn ít khoai lang chiên
Ngày nay, có rất nhiều cách chế biến khoai lang hấp, luộc, nướng và một cách khác mà mọi người đều yêu thích đó là khoai lang chiên. Trên thực tế, đây là cách ăn ít được khuyến khích nhất, vì khoai lang sau khi chiên ngập dầu sẽ chứa mức năng lượng cao, sau khi ăn dễ gây béo phì.
Không ăn khoai lang trước khi đi ngủ
Khoai lang làm tăng tiết dịch vị tiêu hóa, khiến bạn đầy bụng, ợ hơi. Cho nên ăn khoai lang buổi tối sẽ gây khó chịu, nhất là buổi tối trước khi đi ngủ. Quá trình trao đổi chất của cơ thể giảm đi, lượng tinh bột và chất kiềm trong khoai lang sẽ không thể tiêu hóa hết trong thời gian này.
Không ăn củ khoai lang có đốm đen
Trong quá trình bảo quản nếu không tốt, khoai lang sẽ xuất hiện những đốm đen. Nhiều người vì tiết kiệm nên cắt bỏ phần đó đi và luộc lên rồi ăn tiếp. Thế nhưng những đốm đen này là do khoai đã bị nhiễm khuẩn vằn đen ô nhiễm gây độc cho gan. Loại độc tố này sẽ không hề bị tiêu diệt dù bạn có luộc khoai trong nước sôi sùng sục. Vì vậy, khi có những biểu hiện này, bạn hãy vứt bỏ đi nhé.
15 công dụng của khoai lang không phải ai cũng biết:
- Ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin A.
- Tác dụng của khoai lang làm giảm căng thẳng.
- Lợi ích khoai lang giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường.
- Tác dụng của khoai lang giúp quản lý cân nặng.
- Thúc đẩy hoạt động chống viêm.
- Tác dụng khoai lang giúp tăng cường trí nhớ.
- Ngăn ngừa, bảo vệ và điều trị ung thư.
- Tác dụng của khoai lang giúp bảo vệ vết loét.
- Công dụng của khoai lang: Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Tác dụng của khoai lang cải thiện tóc và da.
- Chứa thuộc tính kháng khuẩn.
- Tác dụng của khoai lang hỗ trợ tiêu hóa.
- Tăng khả năng sinh sản.
- Tác dụng của khoai lang giúp điều hòa huyết áp.
- Tác dụng của khoai lang giúp cải thiện thị lực.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...