Khoai lang không chỉ là một thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn được xem như một loại thuốc có khả năng phòng và chữa nhiều bệnh. Vậy ăn khoai lang nhiều có tốt không, liệu nó sẽ mang đến nhiều công dụng hơn hay lại có tác dụng ngược với cơ thể?

Khái quát về khoai lang

Khoai lang là một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột và có vị ngọt. Khoai lang có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới châu Mỹ và đã được con người trồng cách đây trên 5000 năm. Ngày này, khoai lang được trồng ở khắp các khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm với lượng nước đủ để sinh trưởng.

Khoai lang có rất nhiều chất dinh dưỡng - Ảnh minh họa: Internet

Theo nghiên cứu khoa học, một cụ khoai lang thô chưa 77% nước, 3% chất xơ, 1.6% protein và hầu như không hề có chất béo. Trong Đông y, củ khoai lang tính bình, ngọt, có thể bồi bổ cơ thể, cường thận, ích khí, tiêu viêm, kiện vị, thanh can, lợi mật, sáng mắt…

Tác dụng của khoai lang với sức khỏe

Được ví như "thực phẩm vàng" cho sức khỏe, khoai lang có nhiều tác dụng có thể bạn chẳng ngờ đến dù sử dụng khá thường xuyên. Vậy nên trước khi tìm hiểu chuyện ăn khoai lang nhiều có tốt không thì hãy nắm rõ những công dụng tuyệt vời của khoai lang trước.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Đây là công dụng được biết đến rộng rãi nhất của khoai lang. Với hàm lượng chất xơ lớn trong thành phần dinh dưỡng, khoai lang có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón và giúp hệ tiêu hóa làm việc dễ dàng hơn.

Ăn khoai lang nhiều có tốt không? Nếu ăn đúng cách, khoai lang rất tốt cho hệ tiêu hóa - Ảnh minh họa: Internet

Trong khoai lang có vitamin C và axit amin là những chất kích thích nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa nên sẽ giảm tình trạng đầy bụng và phòng ngừa táo bón.

Cải thiện bệnh tiểu đường

Vì sao khoai lang lại có thể cải thiện được bệnh tiểu đường? Điều này là nhờ thành phấn dinh dưỡng có chứa nhiều chất xơ, giúp bạn no nấu mà không hề cảm thấy đầy bụng. Bên cạnh đó, khoai lang có chỉ số glycemic - chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn. Chính vì thế, khoai lang an toàn khi sử dụng cho người bị bệnh tiểu đường.

Khoai lang có thể giúp cải thiện bệnh tiểu đường - Ảnh minh họa: Internet

Chống ung thư

Trong thành phần dinh dưỡng của khoai lang có chứa nhiều chất chống oxy hóa như anthocyanin có nhiều nhất trong khoai lang tím. Đây là chất có thể làm chậm sự phát triển của một số loại tế bào ung thư như ung thư ruột kết và ung thư vú.

Ăn khoai lang nhiều có tốt không? Khoai lang có thể chống lại được cả bệnh ung thư - Ảnh minh họa: Internet

Tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin A là một chất đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch của cơ thể. Trong khoai lang đỏ có chứa rất nhiều beta-carotene tự nhiên có thể chuyển đổi thành vitamin A nên có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Khoai lang có khả năng cung cấp vitamin A cho cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, vitamin A còn có thể duy trì màng nhầy trong cơ thể,đặc biệt là niêm mạc ruột hoạt động khỏe mạnh và hiệu quả.

Tăng cường thị lực

Cũng nhờ thành phần dinh dưỡng giàu beta-carotene có thể chuyển hóa thành vitamin A, khoai lang cũng rất tốt cho thị lực. Vitamin A là loại dưỡng chất tạo ra các thụ thể phát hiện ánh sáng bên trong mắt mỗi người.

Khoai lang cũng có thể giúp mắt khỏe hơn - Ảnh minh họa: Internet

Cải thiện chức năng não

Trong khoai lang tím có rất nhiều anthocyanin, đây là chất có thể giảm viêm, ngăn ngừa tổn thương gốc tự do để bảo vệ bộ não. Theo nghiên cứu khoa học, anthocyanin còn có thể cải thiện trí nhớ và giúp bộ não hoạt động hiệu quả hơn trong đời sống thường ngày.

Ảnh minh họa: Internet

Những sai lầm khi ăn khoai lang

Ăn khoai lang nhiều có tốt không?

Với nhiều công dụng như thế thì liệu ăn nhiều khoai lang thì có tốt cho sức khỏe không? Dù có tốt đến mấy thì nếu sử dụng quá nhiều, vượt ngưỡng giới hạn của cơ thể thì đều có tác hại nhất định.

Nếu ăn không đúng cách thì ăn nhiều không hề tốt như bạn nghĩ - Ảnh minh họa: Internet

Khoai lang có nhiều chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng nếu ăn nhiều quá trong thời gian dài, cơ thể sẽ thiếu hụt protein và nhiều dưỡng chất khác. Bên cạnh đó, tinh bột trong khoai lang không giống như trong gạo nên sử dụng vào lúc đói sẽ dễ gây tổn thương dạ dày, khó tiêu hoặc bị tiêu chảy.

Ăn khoai lang để lâu

Nhiều người có quan niệm rằng khoai lang để càng lâu sẽ càng ngọt vì lượng nước sẽ giảm bớt và lượng đường tăng lên trong thời gian dài.

Khoai lang để lâu tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ngộ độc - Ảnh minh họa: Internet

Tuy vậy, nếu ăn quá nhiều đường vào cơ thể thì không hề tốt dù đường của khoai lang không làm tăng đường huyết. Thêm vào đó, khoai lang khi để lâu sẽ lên mầm và trong mầm khoai thì có chứa khá nhiều độc tố, có thể dẫn đến ngộ độc.

Ăn cả vỏ

Thông thường, người ta ít xem trọng vấn đề phải bóc vỏ khoai trước khi ăn. Nhưng thực tế, trong vỏ khoai có nhiều chất kiềm nên ăn nó không hề tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là những ai bị táo bón. Ngoài ra, những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra ngộ độc nên tốt nhất phải bóc vỏ cẩn thận khi ăn khoai lang.

Vỏ khoai lang không hề tốt người bị táo bón - Ảnh minh họa: Internet

Ăn khoai lang khi đói

Khoai lang có rất nhiều đường trong thành phần nên khi ăn sẽ gây ra tăng tiết dịch vị, làm nóng ruột, trướng bụng. Vì thế dù đã chế biến kỹ thì cũng không nên ăn khoai lang vào lúc đói.

Ăn khoai lang nhiều có tốt không? Ăn nhiều khoai lang, nhất là lúc đói không hề tốt cho cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Ăn vào buổi tối

Khoai lang khi ăn vào buổi tối rất dễ gây ra trào ngược axit, nhất là với những người có hệ tiêu hóa kém và người già. Chúng có thể gây chướng bụng, đầy hơi và có thể dẫn đến mất ngủ. 

Khoai lang khi ăn vào buổi tối rất dễ gây ra trào ngược axit - Ảnh minh họa: Internet

 Khoai lang tốt nhất nên ăn vào buổi sáng, kèm theo một ít sữa, hạt hoặc rau củ sẽ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. 

Những thắc mắc về việc sử dụng khoai lang

Những thắc mắc về khoai lang không chỉ có việc ăn nhiều khoai lang có tốt không. Có rất nhiều cầu hỏi mà nhiều người vẫn còn băn khoăn dù sử dụng khoai lang khá thường xuyên. 

Ăn khoai lang nhiều có bị vàng da không?

Không chỉ có khoai lang mà nếu ăn những loại thực phẩm có màu vàng như đu đủ, xoài chín, cà rốt hay bí đỏ… thường xuyên, làn da có thể bị vàng. Đây không phải là tình trạng ngộ độc hay bệnh về gan như nhiều người vẫn nghĩ và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Chuyện ăn nhiều khoai lang khiến da bị vàng là điều có thật - Ảnh minh họa: Internet

Chỉ là trong những loại thực phẩm này có loại dưỡng chất quan trọng beta-carotene có khả năng sản sinh vitamin A. Tuy nhiên nếu chất này dư thừa quá so với nhu cầu sử dụng thì sẽ biểu hiện là màu vàng ra làn da.

Vậy là câu hỏi ăn khoai lang nhiều có tốt không đã có thêm một câu trả lời. Nếu ăn nhiều quá ngưỡng cần thiết thì làn da sẽ bị vàng. Điều này có thể không ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều nhưng sẽ không tốt nếu duy trì lâu dài và không hay về mặt thẩm mỹ.

Ăn khoai lang vàng có giảm cân không?

Nhiều sao Hàn thường chia sẻ bí quyết giảm cân của mình chính là ăn khoai lang để bổ sung năng lượng. Trong tất cả các loại khoai lang, khoai lang vàng có lượng calories khá thấp, chỉ khoảng 103 calo nên bạn có thể sử dụng khoai lang để giảm cân thay cho các loại tinh bột.

Khoai lang hỗ trợ giảm cân khá tốt - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, khoai lang có rất nhiều chất xơ và nhiều loại vitamin vừa tốt cho hệ tiêu hóa,vừa có thể cải thiện làn da.

Ăn khoai lang mỗi ngày có tốt?

Khoai lang là một thực phẩm có nhiều công dụng cho sức khỏe nên việc ăn hàng ngày sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Việc ăn quá nhiều khoai lang mà không bổ sung thêm những chất khác là không tốt. Nhưng nếu ăn khoai lang mỗi ngày trong một thực đơn đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thì sẽ rất tốt cho tiêu hóa, vóc dáng cũng như thị lực.

Khoai lang có thể dùng ăn mỗi ngày nhưng không được ăn thay cơm - Ảnh minh họa: Internet

Ăn nhiều khoai lang nướng có tốt không?

Nếu khoai lang luộc có tác dụng nhuận tràng thì khoai lang nướng ăn nóng chữa lỵ mới phát rất tốt. Nhưng lưu ý là khi ăn nên bọc vỏ kỹ vì vỏ khoai lang có nhiều kiềm không tốt cho tiêu hóa.

Khoai lang nướng ăn nóng chữa lỵ mới phát rất tốt - Ảnh minh họa: Internet

Khoai lang kỵ gì?

Khoai lang tuy bổ dưỡng thật nhưng không phải lúc nào khoai lang cũng tốt như thế, đặc biệt là khi kết hợp với quả hồng. Đường trong khoai lang có thể lên men trong dạ dày, làm gia tăng axit dịch vi. Trong khi đó, quả hồng có nhiều chất tannin, hai chất này phản ứng sẽ tạo ra kết tủa, gây hại cho dạ dày. Nếu để lâu ngày sẽ khiến dạ dày chảy máu và viêm loét. 

Khoai lang rất kỵ hồng vì phản ứng gây hại dạ dày - Ảnh minh họa: Internet

Khoai lang có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng bên cạnh đó cũng đi kèm với nhiều nguy cơ ngộ độc không kém. Vậy ăn khoai lang nhiều có tốt không? Nếu ăn theo một phương pháp khoa học và kèm với một thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng thì không có gì đáng lo. Nhưng nên nhớ là cần nhớ những trường hợp không nên ăn khoai lang để tránh gây hại cho hệ tiêu hóa và dẫn đến ngộ độc.