Hạt dẻ giàu hương vị, rất dễ ăn, được biết đến là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người. Nhưng không chỉ đơn giản là vậy, những nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rất nhiều tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe con người.

Các loại hạt dẻ

Nghiên cứu khảo cổ học đã khẳng định hạt dẻ xuất hiện từ thời tiền sử và được coi như một loại thực phẩm chính từ khoảng 3000 năm trước công nguyên.

Trên thị trường hiện nay thường có cung cấp hai loại hạt dẻ chủ yếu là hạt dẻ rừng và hạt dẻ cười. Hạt dẻ rừng được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi, ở nước ta có tỉnh Cao Bằng cho sản lượng hạt dẻ rừng lớn nhất cả nước.

Hạt dẻ cười thường được trồng ở vùng đồi núi, thời tiết ôn hòa, không quá nóng, quá lạnh. Hạt dẻ cười ở nước ta hiện nay chủ yếu là nhập khẩu nhưng cũng đã có một số địa phương nhân giống được loại hạt dẻ cười này để cung cấp cho thị trường trong nước.

Hạt dẻ có chứa rất nhiều khoáng chất có lợi - Ảnh minh họa: Internet

Trong hạt dẻ cười có chứa rất nhiều khoáng chất và chất dinh dưỡng có lợi.

Cứ trong 30g hạt dẻ cười khô tuy chỉ có chứa lượng 160 calo (khá ít) nhưng bù lại là lượng vitamin và khoáng chất rất dồi dào: 3 gam chất xơ, 6 gam protein, 15 gam chất béo (trong đó có 83% là chất béo không bão hòa và không có transfat), 310 mg kali cùng rất nhiều vitamin (B6, A, D, B12, B1) và khoáng chất (Magie, Sắt, Photpho).

Thành phần chủ yếu của hạt dẻ rừng là tinh bột, protein, lipit, các vitamin B1, B2, C, axit béo thuộc họ Omega-3, và các khoáng chất như mangan, sắt, photpho, canxi,...

Tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe

Những tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe sau đây chắc chắn sẽ khiến nhiều người bất ngờ. Bởi chắc chắn sẽ không nhiều người biết rằng bên trong loại hạt nhỏ bé ấy lại chứa quá nhiều thần dược có lợi cho sức khỏe.

Ổn định lượng đường trong máu

Một nghiên cứu khoa học đã khẳng định cứ 100 gam hạt dẻ sẽ có chứa tới 8,1 gam chất xơ, bao gồm chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan. Chất xơ không hòa tan sẽ ổn định niêm mạc ruột, giảm nguy cơ táo bón.

Chất xơ hòa tan được hấp thụ trong nước, trở thành lớp gel bảo vệ niêm mạc ruột làm giảm cholesterol, duy trì lượng đường ổn định trong máu. Ngoài ra chất phytosterol có trong hạt dẻ cũng có tác dụng giảm sự hấp thu cholesterol trong máu, phòng tránh chứng xơ vữa động mạch.

Tác dụng của hạt dẻ trong ổn định đường huyết - Ảnh minh họa: Internet

Phòng chống bệnh ung thư

Trong hạt dẻ có chứa rất nhiều khoáng chất và các vitamin B1, B2. Đặc biệt hạt dẻ là loại hạt duy nhất có chứa vitamin C. Vitamin B và vitamin C được coi là chất chống oxy cực mạnh, loại bỏ khỏi cơ thể những gốc tự do có hại.

Nhờ đó hạt dẻ có thể giúp người dùng phòng chống được một số bệnh ung thư do gốc tự do mang đến. Ngoài các vitamin quan trọng, trong hạt dẻ còn chứa một hàm lượng lớn mangan. Hoạt chất mangan cũng giống như vitamin C, là một chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ các tế bào trước những gốc tự do gây bệnh ung thư, tim mạch.

Hạt dẻ có tốt cho bà bầu?

Nhiều mẹ bầu thường được khuyên nên ăn nhiều hạt dẻ trong thai kỳ, có thể là hạt dẻ rừng hoặc hạt dẻ cười. Vậy tác dụng của hạt dẻ cười với bà bầu có thật sự đúng?

Hạt dẻ rất tốt cho bà bầu - Ảnh minh họa: Internet

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra hạt dẻ vô cùng giàu folate và axit folic. Cứ trong 100 gam hạt dẻ cung cấp 62 mg folate (chiếm 15,5% lượng folate cần thiết cho cơ thể hàng ngày). Đặc biệt là trong thời gian thai kỳ, folate và axit folic vô cùng cần thiết cho sự hình thành tế bào máu, tổng hợp ADN, ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

Trong hạt dẻ cũng rất giàu các vitamin và khoáng chất như sắt, kali, canxi, các axit béo omega-3. Đây đều là những chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, tốt cho trí não, xương,... Hạt dẻ còn giảm được những tác động xấu của thai kỳ đến sức khỏe của mẹ như đau xương khớp, táo bón,...

Giúp ổn định năng lượng cơ thể

Lượng carbohydrate có trong hạt dẻ khá cao (Trong 100 gam hạt dẻ có 45 gam carbohydrate). Cùng với lượng chất xơ dồi dào nên ăn hạt dẻ sẽ giúp bạn có cảm giác no lâu hơn. Chính vì vậy ăn hạt dẻ có tăng cân không thì câu trả lời là không.

Bảo vệ tim mạch

Hạt dẻ có chứa rất nhiều kali, cứ 518 gam hạt dẻ có chứa 100 gam kali. Kali duy trì mức huyết áp ổn định, làm giảm nhịp tim. Các loại axit béo thuộc họ Omega-3 có trong hạt dẻ cũng giúp kháng viêm và giúp trái tim hoạt động khỏe mạnh.

Không thể phủ nhận những tác dụng của hạt dẻ đối với sức khỏe nhưng nếu ăn hạt dẻ không đúng cách cũng sẽ gây hại không nhỏ. Người dùng cần phải chú ý một số điểm sau:

Ăn hạt dẻ giúp bảo vệ tim mạch khỏe mạnh - Ảnh minh họa: Internet

- Hạt dẻ chỉ nên ăn vừa phải, một người khỏe mạnh chỉ nên ăn tối đa 10 hạt dẻ/ngày. Bởi trong hạt dẻ có chứa tinh bột, protein nhiều hơn so với gạo, bột mì, ăn nhiều sẽ gây chướng bụng, đầy hơi.

- Chứng bệnh dạ dày cũng nên hạn chế sử dụng hạt dẻ. Vì hạt dẻ ăn nhiều sẽ làm tăng dịch axit trong dạ dày gây chứng đau dạ dày, xuất huyết dạ dày.

- Không ăn những hạt dẻ đã bị hỏng, mốc, màu sắc bên trong thay đổi, có vị chua.

- Trước khi ăn, hạt dẻ cần được rửa sạch, chế biến chín. Tránh làm cháy hạt dẻ sẽ làm giảm đi chất dinh dưỡng.

- Hạt dẻ có lợi cho sức khỏe nên nhiều phụ huynh thắc mắc có nên cho bé ăn hạt dẻ không? Tuy nhiên câu trả lời là không hoặc hạn chế. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện, ăn hạt dẻ có thể ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày, tỳ vị. Hơn nữa nếu trẻ nhai không kỹ hạt dẻ có thể dẫn đến tình trạng hóc, ho, ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Hạt dẻ cũng phải được bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát, phòng mối mọt, ẩm mốc.

Cách chế biến hạt dẻ

Trước những công dụng của hạt dẻ cười và hạt dẻ rừng với sức khỏe, bạn nên tìm hiểu thêm một số cách chế biến hạt dẻ để bổ sung nguồn dinh dưỡng quý giá này vào thực đơn gia đình.

Đối với hạt dẻ cười, cách chế biến đơn giản và thông dụng nhất chính là rang chín cùng một chút muối để tăng hương vị thơm ngon.

Hạt dẻ nướng, món ăn đơn giản nhưng rất được yêu thích - Ảnh minh họa: Internet

Đối với hạt dẻ rừng, bạn sẽ có thêm nhiều cách chế biến món ăn phong phú hơn. Ngoài rang, hấp chín, hạt dẻ rừng có thể nấu cùng một số thực phẩm dinh dưỡng khác.

- Hạt dẻ hầm thịt nạc: 100 gam hạt dẻ đã bóc vỏ, 100 gam thịt nạc. Cho hạt dẻ và thịt nạc đã thái miếng vừa ăn vào nồi, thêm hành khô, gừng, gia vị hầm nhừ.

- Gà tần hạt dẻ: 100 gam hạt dẻ đã bóc vỏ, 10 cái nấm hương, 1/2 con gà đã làm sạch. Đặt gà chặt miếng vừa ăn hoặc để nguyên vào nồi, thêm hạt dẻ, nấm hương, hai bát nước (nước xương cũng có thể sử dụng). Tần gà chín mềm thì thêm gia vị vừa ăn.

Ngoài ra bạn cũng có thể tự sáng tạo thêm nhiều món ăn khác từ hạt dẻ để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng cho cả gia đình. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý liều lượng hạt dẻ nên sử dụng cho một người trong ngày để sức khỏe được bảo vệ tốt nhất.

Những tác dụng của hạt dẻ mang đến cho sức khỏe đã được ghi nhận. Người dùng có thể yên tâm bổ sung thêm hạt dẻ vào thực đơn cho gia đình để tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật.