Ăn gì tốt cho gan?

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể con người, có khả năng thực hiện một loạt các nhiệm vụ thiết yếu từ sản xuất protein và cholesterol, lưu trữ vitamin, khoáng chất và carbohydrate cho đến xử lý các độc tố như rượu, thuốc... Lựa chọn ăn gì tốt cho gan là bạn đang giúp cho gan hoàn thành tốt nhiệm vụ và giữ sức khỏe cho chính bạn.

Ăn gì tốt cho gan là thắc mắc chung của nhiều người - Ảnh minh họa: Internet

Nhóm trái cây, nước ép

Trái cây là một trong những nhóm thực phẩm rất tốt cho cơ thể, nhưng ăn trái cây gì tốt cho gan. Chúng ta cùng tìm hiểu một số loại dưới đây.

Bưởi

Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc dưới dạng nước ép bưởi. Hai hoạt chất chống oxy hóa được tìm thấy nhiều nhất ở bưởi là naringenin và naringin. Chúng đều có công dụng bảo vệ gan khỏi tổn thương từ những gốc tự do. Naringenin có khả năng giảm lượng chất béo trong gan và tăng số lượng enzyme cần thiết để đốt cháy chất béo, giúp ngăn ngừa mỡ thừa tích tụ.

Trong khi đó, naringin đã được chứng minh có tác dụng cải thiện khả năng chuyển hóa rượu và chống lại một số tác động tiêu cực của cồn lên gan.

Cơ chế hoạt động bảo vệ gan của bưởi diễn ra theo hai hướng: giảm viêm và bảo vệ tế bào.

Nước ép bưởi không chỉ đẹp da mà còn cải thiện chức năng gan - Ảnh minh họa: Internet 

Việt quất và nam việt quất

Quả việt quất và quả nam việt quất đều chứa anthocyanin, một chất chống oxy hóa mang lại màu sắc đặc biệt cho các loại quả mọng. Bên cạnh đó, chúng cũng đem đến một loạt lợi ích sức khỏe cho chúng ta. Theo các chuyên gia, chiết xuất hoặc nước ép của hai loại quả này có công dụng duy trì sức khỏe của gan.

Các hoạt chất chống oxy hóa thường thấy trong quả mọng làm chậm sự phát triển của tổn thương và xơ hóa cũng như sự phát triển của mô sẹo ở gan.

Những trái việt quất chín mọng là nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Nho

Nho, đặc biệt là nho đỏ và nho tím, chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe con người. Một trong những chất phổ biến nhất là resveratrol. Theo các kết quả từ nhiều cuộc nghiên cứu, nho và nước ép nho đem đến lợi ích cho gan, ví dụ như giảm viêm, ngăn ngừa tổn thương và tăng hiệu quả của việc chống oxy hóa.

Ly nước nho cho ngày hè nắng nóng - Ảnh minh họa: Internet

Không phải tự nhiên mà bơ được mệnh danh là nữ hoàng của trái cây. Đây là loại hoa quả - thực phẩm giàu chất dinh dưỡng giúp cơ thể sản xuất nhiều glutathione. Glutathione là chất cần thiết trong quá trình chuyển hóa các độc tố trong cơ thể, hỗ trợ chức năng gan hiệu quả.

Nhóm rau củ

Ăn gì tốt cho gan để thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt phong phú, có thể sử dụng để chế biến thức ăn hoặc sử dụng dưới dạng nước ép.

Nước ép củ dền, củ cải đường

Nước ép củ dền được xem là một nguồn cung cấp nitrat và chất chống oxy hóa – betalain, có thể có lợi cho sức khỏe của tim, đồng thời làm giảm tổn thương do oxy hóa và viêm.

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, ăn củ dền hay củ cải đường cũng các tác dụng tương tự. Tuy nhiên,  khuyến nghị nên sử dụng loại thực phẩm này dưới dạng nước ép. Bạn có thể tự ép củ dền thành nước hoặc mua nước ép từ các cửa hàng tiện lợi hay siêu thị.

Một số loại củ tốt cho gan - Ảnh minh họa: Internet

Hiện nay, một số nghiên cứu về củ cải đường đã chỉ ra rằng bên cạnh việc duy trì sức khỏe của tim, nước ép củ cải đường còn có khả năng tương tự với gan bằng cách giảm tổn thương do oxy hóa và viêm gan, đồng thời hỗ trợ tăng số lượng các enzyme giải độc tự nhiên.

Các tác dụng có lợi khác cho sức khỏe của nước ép củ cải đường đã được quan sát trong các nghiên cứu trên động vật và đang được nhân rộng trong các nghiên cứu ở người. Tuy nhiên, để xác nhận giả thiết nước ép củ dền là thực phẩm tốt cho gan người, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn cần nhiều nghiên cứu sâu hơn.

Những loại thực vật cùng họ với rau cải

Các loại rau họ cải như mầm Brussels, bông cải xanh và cải bẹ xanh từ lâu đã được biết đến với hàm lượng chất xơ dồi dào cùng hương vị đặc biệt. Chúng cũng chứa rất nhiều hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe con người.

Các nhóm rau cải là nguồn thực phẩm giàu vitamin - Ảnh minh họa: Internet

Các nghiên cứu trên động vật và con người đã chứng minh mầm Brussels và chiết xuất mầm bông cải xanh có khả năng làm tăng hàm lượng enzyme giải độc và bảo vệ gan khỏi bị hư hại. Một nghiên cứu trên các tế bào gan của người cho thấy tác dụng này vẫn tồn tại ngay cả khi mầm Brussels được nấu chín.

Các loại hạt

Các loại hạt dinh dưỡng như hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hướng dương, hạt bí, ... đều có chứa nhiều chất béo omega3 và vitamin E, sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, bổ cho gan, giúp gan khỏe mạnh hơn nếu ăn đều đặn mỗi ngày từ 8 - 10 hạt (tương đương 50-80gr).

Các loại thịt

Có một vài quan điểm sai lầm cho rằng, thịt ảnh hưởng xấu đến gan nên họ loại bỏ thịt trong khẩu phần ăn, nhưng bạn hoàn toàn có thể ăn các loại thịt như thịt lợn nạc, thịt gà vịt và cá để bổ sung lượng protein theo nhu cầu cơ thể mà vẫn không gây hại chức năng gan.

Đặc biệt nên ăn nhiều các loại cá béo như: cá thu, cá hồi, cá ngừ,...  vì cá béo chứa nhiều axit béo omega-3, là chất béo lành mạnh giúp giảm viêm và nguy cơ mắc bệnh tim mạch và giảm viêm ở gan, ngăn ngừa sự tích tụ chất béo và duy trì nồng độ enzyme bình thường trong gan, cải thiện chức năng gan.

Cá hồi chứa chất béo omega-3 - Ảnh minh họa: Internet

Mặc dù tiêu thụ cá béo giàu omega-3 khá có lợi cho gan, nhưng việc bổ sung thêm chất béo omega-3 bằng cách tiêu thụ nhiều dầu cá cần được xem xét kỹ. Vì ngoài omega-3, dầu cá còn chứa omega-6. Tỷ lệ chất béo omega-3 so với chất béo omega-6 cũng rất quan trọng.

Hầu hết mọi người đều có thể dùng vượt quá khuyến nghị về lượng chất béo omega-6. Tỷ lệ omega-6 và omega-3 quá cao có nguy cơ thúc đẩy phát triển bệnh gan.

Do đó, bạn cần lưu ý về hàm lượng chất béo omega-6 của mình.

Dầu ô liu

Dầu ô liu là một chất béo lành mạnh vì nhiều lợi ích sức khỏe mà nó mang lại, bao gồm tác động tích cực đến sức khỏe tim cũng như quá trình trao đổi chất. Mặt khác, dầu ô liu cũng có tác dụng tích cực đối với gan.

Dầu oliu có tác dụng rất tốt đến gan - Ảnh minh họa: Internet

Một nghiên cứu nhỏ ở 11 người mắc bệnh gan nhiễm mỡ do rượu cho thấy tiêu thụ một muỗng cà phê (khoảng 6,5ml) dầu ô liu mỗi ngày giúp cải thiện men gan và chất béo. Đồng thời, nó cũng tăng hàm lượng protein liên quan đến hiệu ứng chuyển hóa tích cực.

Những thực phẩm không tốt cho gan

Ăn gì tốt cho gan là điều mỗi người nội trợ cần lưu ý, nhưng thực phẩm không tốt cho gan cũng phải được lưu ý trong quá trình chế biến thức ăn. Ngoài ra, khi nạp vào cơ thể bất kỳ loại gì cùng nên nhớ bạn sẽ làm cho gan phải lao động cật lực, nhất là những thứ không tốt cho gan còn mang hại đến cho sức khỏe.

Sức khỏe lá gan cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều thực phẩm bẩn, rượu bia - thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, ô nhiễm môi trường, lạm dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh hay tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị bệnh...

Tất cả đều khiến chức năng của gan bị ảnh hưởng, từ đó làm sụt giảm sức khỏe tổng thể.

Rượu, bia: Rượu là loại thức uống có cồn và được hấp thụ trực tiếp vào máu chứ không cần phải thông qua quá trình tiêu hóa như các loại thức ăn khác. Chính vì vậy, uống càng nhiều rượu càng khiến gan phải lọc thải nhiều hơn, điều này rất bất lợi cho gan. Uống rượu nhiều là nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan.

Rượu bia, thuốc lá gây hại cho gan - Ảnh minh họa: Internet

Thức ăn nhanh: Ăn quá nhiều thức ăn nhanh, chế độ ăn nhiều chất béo và đường có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho gan.

Chất béo chuyển hóa (transfat): Có trong các loại  thực phẩm chiên rán, xào bằng dầu mỡ tái chế có nhiều trong thức ăn nhanh, quẩy, bánh rán, mỳ tôm … là chất độc hại cho gan.

Muối: Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và cũng có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Vậy nên bạn cần tuyệt đối hạn chế các món ăn nhiều muối như thịt xông khói và xúc xích...

Măng tươi: Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axit cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan.

Ăn nhiều măng tươi không tốt cho cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Ăn nhiều thịt: Trong thịt chứa nhiều chất béo no và cholesterol, khả năng phân giải của gan và thận đối với các chất này kém hơn rất nhiều so với các chất béo có nguồn gốc thực vật. Nên hạn chế ăn thịt để giảm tải gánh nặng cho gan và thận.

Chất ngọt nhân tạo: Aspartame, Splenda NutraSweet, Equal... đều là các chất ngọt nhân tạo, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể tạo ra phản ứng độc hại trong cơ thể, đặc biệt là gan vì gan phải làm việc trực tiếp để xử lý chúng.

Cách chăm sóc sức khỏe lá gan

Vời cường độ làm việc thải độc cho cơ thể vô cùng cao, bạn cần có những biện pháp áp dụng làm tốt gan, giúp cơ quan này khỏe mạnh. Ngoài việc chú ý đến ăn gì tốt cho gan, chúng ta còn phải chú ý đến các biện pháp làm tốt gan, giải độc gan nhất là sau khi cơ thể phải trải qua cuộc điều trị hoặc vừa nạp vào người những chất không tốt cho gan.

Giải độc gan thận bằng giấm táo

Giấm táo là loại giấm có giá trị tốt trong việc thanh lọc, giải độc thận. Trong quá trình lên men, giấm táo sản sinh ra acid acetic – một loại acid giúp lau sạch những mảng bám bẩn gây tắc nghẽn ống thận.

Giấm táo giúp thải độc cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Khi dùng giấm táo thanh lọc thận và gan, không nên uống trực tiếp mà nên dùng 1, 2 thìa nhỏ cho vào những món ăn phù hợp. Duy trì tần suất này ngày 3 lần để có tác dụng thanh lọc tốt nhất.

Giải độc bằng chanh

Những hàm lượng dinh dưỡng trong chanh như vitamin C, chất flavononit chống oxy hóa,…có thể giúp làm sạch gan, thận, bàng quang, hệ tiêu hóa và phổi.

Mỗi ngày hãy uống một cốc nước chanh vào buổi sáng, có thể thêm 1, 2 thìa mật ong nhỏ cũng rất tốt.

Chú ý: Pha nước chanh với nước ở nhiệt độ thường, vì nếu pha bằng nước nóng sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng trong chanh.

Chanh, tỏi sử dụng thải độc gan - Ảnh minh họa: Internet

Tỏi – thực phẩm tốt cho gan mật

Để giữ cho gan khỏe mạnh, giải độc rất quan trọng, và ăn tỏi tốt cho gan hẳn nhiều người chưa biết đến. Tỏi rất giàu allicin, một chất chống oxy hóa được nghiên cứu cho thấy tác dụng phổ rộng các hoạt động chống vi trùng, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, ung thư.

Tỏi kích thích gan để kích hoạt các enzyme có thể tràn ra các chất có hại, bổ nhất cho gan khi ăn sống.

Hơn nữa, bên cạnh việc sử dụng các thực phẩm tốt cho gan thận vừa nêu trên, bạn cũng nên uống đủ nước lọc mỗi ngày, 40ml/kg trọng lượng cơ thể.