9 thói quen gây mất ngủ, khó kiểm soát cân nặng
Để bụng đói đi ngủ
Có thể bạn đang tuân thủ một chế độ ăn kiêng nào đó không cho phép ăn sau 18h hoặc không muốn hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức trước khi đi ngủ. Bạn cần biết rằng, ăn quá nhiều là nguyên nhân khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ nhưng để bụng đói cũng không làm việc này dễ dàng hơn. Thay vì phải chịu đói đi ngủ, bạn có thể ăn một chút đồ ăn nhẹ, chứa ít calo khoảng một giờ trước khi lên giường. Việc này không quá ảnh hưởng đến cân nặng, giúp đi vào giấc ngủ dễ hơn cũng như hạn chế tâm lý ăn bù vào sáng hôm sau.
Ăn đồ ngọt trước khi ngủ
Bạn có thể ăn nhẹ trước khi ngủ nhưng cần tránh các loại thực phẩm chứa kem, đường và caffeine. Lượng đường cao và caffeine sẽ làm bạn tỉnh táo, khó ngủ. Ngoài ra, tiêu thụ những thức phẩm này trước khi ngủ cũng dễ làm tích tụ mỡ bụng hơn do không có thời gian để đốt cháy calo.
Ngủ không đúng giấc
Nhiều người có thói quen chợp mắt bất cứ khi nào họ muốn và có thể ngủ từ bàn làm việc đến trên xe bus, tàu điện... Điều này có thể giải quyết cơn buồn ngủ trước mắt nhưng nếu kéo dài sẽ khiến đồng hồ sinh học thay đổi, gây khó ngủ, mất ngủ khi đêm xuống. Tương tự như vậy, khi bạn dành thời gian "ngủ nướng" vào cuối tuần sẽ dễ dẫn đến mất ngủ vào buổi tối, càng làm cho sáng thứ hai thêm uể oải, lười biếng.
Nếu bạn thấy buồn ngủ vào ban ngày, đây là lúc bạn nên đứng dậy, vận động nhẹ nhàng, giúp tăng oxy, lưu thông máu, tạo cảm giác sảng khoái, tỉnh táo hơn.
Thường xuyên bỏ ăn sáng
Có thể bạn nghĩ bữa sáng chẳng có mối liên quan nào đến giấc ngủ buổi tối, nhưng thực tế bữa ăn này có vai trò như một dạng đồng hồ sinh học, báo thức cơ thể bắt đầu ngày mới và đếm thời gian cho đến khi cần nghỉ ngơi, đi ngủ. Ngoài ra, bữa sáng còn có vai trò quan trọng đối với việc trao đổi chất của cơ thể và đây cũng là bữa bạn có thể ăn uống thoải mái mà không lo tăng cân.
Không vệ sinh phòng ngủ
Không gian sạch sẽ, thoáng mát chắc chắn sẽ giúp bạn thấy thoải mái, dễ chịu, từ đó chìm vào giấc ngủ dễ hơn. Bên cạnh việc sắp xếp gọn gàng đồ đạc, thường xuyên vệ sinh chăn gối, rèm cửa, bạn cũng chú ý không để đồ ăn vặt khắp phòng, tạo cảm giác thèm ăn, khiến bạn ăn nhiều hơn.
Nhiệt độ phòng quá cao
Nhiệt độ phòng cao gây khó thở, bí bách. 20 - 21 độ C là nhiệt độ thích hợp đối với phòng ngủ. Có thể bạn thích một căn phòng ấm áp hơn vào mùa lạnh nhưng điều này được cho rằng sẽ làm giảm chất lượng của giấc ngủ. Ngoài ra, bạn có thể mở cửa sổ trong khi ngủ hoặc trước khi ngủ 10 - 15 phút nhằm giúp không khí trong phòng được thông thoáng.
Nằm sấp
Đây là tư thế ngủ được nhiều người yêu thích, nhưng không phải lựa chọn tốt để đi vào giấc ngủ. Khi nằm sấp, ngực bị chèn ép, khiến khí huyết lưu thông khó, gây hại cho dạ dày và làm tủy sống, cổ, cánh tay phải chịu nhiều áp lực. Nếu có thói quen này hãy cố gắng sửa đổi bằng cách nằm ngửa, thả lỏng tay chân hoặc nằm nghiêng với một chiếc gối kê chân.
Ngủ cùng thú cưng
Việc này có thể làm bạn thức giấc giữa đêm bởi tiếng kêu của chúng. Ngoài ra tiếp xúc với lông động vật còn có thể gây hại cho làn da, hệ hô hấp.
Ngủ cạnh nơi ồn ào
Ngay cả khi có thể chìm vào giấc ngủ thì tiếng ồn cũng làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn, gây nhức đầu, mệt mỏi khi thức dậy. Hãy cố gắng hạn chế tiếng ồn khi ngủ bằng cách đóng cửa sổ hoặc sử dụng nút bịt tai.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....