9 loại trái cây 'vàng' cho bé 9 tháng tuổi
Nội dung bài viết:
Các loại trái cây tốt cho bé 9 tháng
Trái cây có rất nhiều vitamin, chất xơ và chất dinh dưỡng giúp bé phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và tăng cường trí nhớ.
Sau đây là danh sách các loại quả giúp trả lời câu hỏi bé 9 tháng tuổi ăn được trái cây gì để giúp bé mau lớn và khỏe mạnh.
Quả táo
Táo là lựa chọn đầu tiên cho thắc mắc bé 9 tháng tuổi ăn được trái cây gì, loại quả này rất tốt cho sức khỏe của bé vì chúng có hàm lượng chất xơ lớn. Trong táo có hai loại chất xơ là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Cả hai loại chất xơ này đều có pectin, một thành phần giúp thúc đẩy sự vận động của ruột giúp bé không bị các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy và ung thư ruột kết.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng táo giúp cải thiện sức khỏe cho bé bằng nhiều cách khác nhau. Táo có khả năng kiểm soát cholesterol trong cơ thể. Nó có thể giúp duy trì cân nặng phù hợp, thúc đẩy phổi phát triển. Táo cũng giúp thúc đẩy xương phát triển khỏe mạnh bằng cách cung cấp một lượng lớn chất boron.
Mẹ có thể nghiền táo trộn chung với sữa chua, ngũ cốc cho bé ăn. Khi cho bé ăn táo mẹ không nên cho bé ăn vỏ hoặc để cả miếng to vì dễ gây nghẹt thở.
Trái bơ
Bơ không chỉ là loại quả giàu dinh dưỡng tốt cho dạ dày của bé mà còn là nguồn cung cấp các chất béo lành mạnh để giúp bé thông minh hơn. Bơ cũng có khả năng giúp chống lại nguy cơ mắc bệnh tim. Bên cạnh đó bơ còn dễ chế biến, có khả năng tăng chất dinh dưỡng của các loại rau củ khác.
Trái lê
Một trong những lí do chính khiến lê được đưa danh sách bé 9 tháng tuổi ăn được trái cây gì là bởi vì bên cạnh việc bổ sung carbohydrate, protein, chất béo thì lê còn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé.
Lê cũng là một loại quả giàu chất chống oxy hóa có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp chữa lành vết thương nhanh và có khả năng kháng khuẩn. Khi bé bị thương mẹ nên cho bé ăn nhiều lê để mau chóng lành bệnh.
Quả chuối
Chuối là loại hoa quả thường được giới thiệu đầu tiên khi bé bắt đầu ăn dặm. Điều này không có gì ngạc nhiên khi chuối đặc biệt thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.
Một quả chuối nặng 126 gram có thể bổ sung cho bé các chất dinh dưỡng sau đây: 30 gram carbohydrate bao gồm 19 gram đường và 3 gram chất xơ, 110 calo, 450 gram kali, 1 gram protein. Các loại chất này giúp cho bé ăn ngon và ngủ tốt hơn. Ngoài ra chuối cũng là một loại thực phẩm tốt cho các bé có hệ tiêu hóa kém.
Quả xoài
Xoài sẽ giúp bổ sung cho bé vitamin B6, glutamine giúp tăng cường trí nhớ, vitamin A giúp mắt sáng, enzyme và chất sinh hóa như este, terpen và aldehyde, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Ngoài ra hàm lượng carotene và beta-carotene cao có trong xoài giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch và tăng cường sức đề kháng.
Quả cherry
Cherry tươi có vị thơm, ngọt dịu, nhiều nước, không giống như Cherry được làm mứt. Cherry rất giàu kali, phốt pho, canxi, vitamin A, vitamin C. Ngoài ra, trong Cherry còn chứa một lượng nhỏ folate – dẫn chất quan trọng trong phát triển bộ não của bé.
Bé bao nhiêu tháng ăn được cherry? Theo nghiên cứu, khoảng 8 tháng tuổi, bé có thể làm quen với quả cherry. So với nhiều loại quả khác, cherry khá an toàn, không tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng cho bé. Cherry chứa hạt và hạt được bao quanh bởi lớp thịt quả khá dày. Tuy nhiên, món ăn này không phù hợp cho bé ăn bốc (hoặc ăn nguyên quả) vì dễ gây hóc và nghẹt thở.
Trái đào
Đào chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh. Đào là loại quả có vị ngon ngọt cực kì dễ ăn. Đào có chứa các loại protein, chất béo, các loại đường glucose, đường saccharose, beta-carotene, vitamin B1, B2, C, PP và các chất khoáng như sắt, canxi, kali, photpho... giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa của bé.
Đào cũng là 1 loại quả cứng nên các mẹ có thể hấp đào rồi dằm nát trộn với sữa, hoặc là trộn với xoài, chuối hoặc thịt gà, hay bí đỏ, khoai tây, cà rốt xay nhuyễn biến tấu đổi vị cho bé ăn. Tuy nhiên, ăn nhiều đào rất dễ sinh nhiệt nóng có thể gây dị ứng cho cơ thể nên các mẹ cần hết sức lưu ý khi lựa chọn loại quả này cho bé ăn dặm.
Quả đu đủ
Ngoài bơ thì đu đủ cũng là loại trái cây hàng đầu cho các mẹ lựa chọn làm món thơm ngon hấp dẫn cho bé 9 tháng tuổi. Đu đủ giàu beta-carotene và nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin B1, B2, các acid amin, các khoáng chất như kali, canxi, magie, sắt và kẽm. Ngoài ra đu đủ còn giàu Flolate tốt cho bé, giúp bé tăng sức đề kháng. Trong đu đủ còn chứa enzyme hỗ trợ tiêu hóa và các chất xơ hòa tan.
Đu đủ có vị ngon ngọt, các mẹ chọn quả đu đủ chín mềm gọt vỏ bỏ hạt rồi rây mịn hoặc có thể trộn với các loại trái cây khác như thanh long, lê, táo, chuối hoặc ngũ cốc để thay đổi khẩu vị cho bé.
Quả hồng xiêm
Hồng xiêm có khá nhiều vitamin C, B và các chất khoáng như kali, canxi, phốt pho, magie, đồng thời chứa rất nhiều đường và chất béo nên sẽ làm trẻ tăng cân nhanh chóng. Ngoài ra hồng xiêm cũng mềm và nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Có thể xay nhuyễn và bắt đầu cho bé ăn hồng xiêm vào tháng thứ 9.
Một số cách chế biến trái cây cho trẻ 9 tháng tuổi
Chuối nghiền
Lột vỏ và cắt chuối thành từng miếng nhỏ. Nghiền chuối bằng muỗng hay cối xay sinh tố. Sau đó thêm vào hỗn hợp nghiền một ít sữa mẹ, sữa công thức hay nước để tạo được độ lỏng cho thức ăn. Mẹ nên cho bé ăn ngay sau đó và không để lâu trong tủ lạnh.
Chuối nghiền với táo
Chuối lột vỏ, táo thì gọt vỏ và sau đó cắt cả 2 thành từng miếng nhỏ. Sau đó bỏ cả 2 loại trái cây đã cắt nhỏ vô chảo đáy dày rồi đun sôi cho đến khi chín mềm. Tiếp đó mẹ nghiền nát hỗn hợp bằng muỗng hoặc cối xay sinh tố, thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức vào hỗn hợp đó rồi cho bé ăn.
Xoài nghiền
Xoài rửa sạch, gọt vỏ, cắt một nửa và bỏ hạt. Sau đó cắt thành từng miếng nhỏ rồi nghiền nhỏ chúng bằng nĩa hoặc cối xay sinh tố. Mẹ có thể cho bé ăn xoài nghiền này hoặc trộn thêm với sữa chua hay bột yến mạch và cho bé ăn.
Chuối và xoài nghiền
Chuối và xoài loại bỏ vỏ, sau đó cắt nhỏ rồi cho vô cối xay sinh tố. Xay cho đến hỗn hợp mịn đều, mẹ có thể cho vào thêm ít nước, sữa mẹ hoặc sữa bột để cho hỗn hợp được nhuyễn và có độ lỏng nhất định. Sau đó có thể cho bé ăn ngay hoặc bỏ vào hộp kín, để ngăn đá và cho bé ăn dần dần. Cách làm trái cây nghiền cho bé ăn dặm từ chuối và xoài này có thể làm số lượng nhiều, bảo quản và cho bé ăn dần.
Bơ dằm
Mẹ loại bỏ vỏ và hạt bơ, sau đó cho chúng vào tô và dằm chúng cho đến khi hỗn hợp được nhuyễn. Mẹ có thể cho thêm sữa chua hoặc sữa công thức vào chung để tăng thêm khẩu vị cho bé khi ăn.
Đào nghiền
Rửa sạch đào và ngâm theo tỉ lệ 3:1 của nước và giấm để loại bỏ sạch chất bẩn và vi khuẩn. Đun sôi nước và cho đào vào nấu khoảng 45 giây, sau đó vớt đào ra một cái tô chứa nước đá. Tiếp đó mẹ tiến hành lột vỏ đào, cắt chúng làm đôi và loại bỏ hạt.
Cắt đào thành từng miếng nhỏ và nghiền chúng bằng cối xay sinh tố. Mẹ nên cho thêm ít nước vào nghiền để hỗn hợp có được độ mịn cho bé dễ ăn.
Lưu ý trong cách chế biến trái cây cho bé ăn dặm lúc 9 tháng tuổi
Trái cây phải là trái cây sạch, đảm bảo không chứa các loại hóa chất độc hại thường có trong quá trình gieo trồng và bảo quản.
Trước khi cho trẻ ăn, cần rửa sạch, ngâm muối, bỏ vỏ.
Đối với những loại trái cây có hạt, phải bỏ hạt, ngay cả những hạt trái cây nhỏ như thanh long cũng có thể gây hóc và dạ dày không tiêu hóa được.
Trước khi cho trẻ ăn, phải chia thành từng phần nhỏ, đảm bảo ngay cả trường hợp trẻ có không nhai mà nuốt luôn cũng không gây hóc.
Không cho trẻ ăn trái cây trái mùa. Một vài phương pháp không tự nhiên được dùng để chăm sóc hoa quả trái mùa, có thể có hại với cơ thể của bé.
Thời gian đầu, nên cho trẻ ăn một chút và theo dõi xem trẻ có dị ứng với loại trái cây ấy hay không trước khi cho ăn với khối lượng nhiều hơn.
Nên cho trẻ ăn trái cây vào buổi chiều, cách bữa ăn chính khoảng 1-2 tiếng. Mới đầu nên cho bé ăn thử và cách khoảng 3 ngày để xem phản ứng của bé.
Trên đây là danh sách các loại quả để trả lời câu hỏi bé 9 tháng ăn được trái cây gì. Trái cây rất tốt cho sức khỏe, trẻ em cũng không phải ngoại lệ. Do đó, các mẹ nên tham khảo một số cách chế biến trái cây để trẻ ăn dặm tốt cho sự phát triển của bé.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...