1. Qúa nuông chiều con cái

Bạn luôn nghĩ việc đáp ứng mọi nhu cầu của con là bậc làm cha mẹ phải làm, đó là cho con đầy đủ về mặt vật chất, nhưng điều đó thật sai lầm. Khi con đòi bất cứ thứ gì bạn cũng cho khi còn nhỏ thì đòi những điều nhỏ nhoi bố mẹ vẫn có thể đáp ứng, lớn lên rồi thì đòi những thứ vượt ra ngoài tầm với của ba mẹ. 

Bởi vậy, bên cạnh việc quan tâm, khiến trẻ cảm thấy đặc biệt rất quan trọng, ba mẹ cũng không nên để mất đi uy quyền trong gia đình nếu không muốn những hậu quả tiêu cực xảy ra. Khẳng định uy quyền nghĩa là thiết lập ra những giới hạn trong việc nuôi nấng, dạy dỗ trẻ lên người. 

Hãy để trẻ tự chủ động làm mọi thứ nhiều hơn, bố mẹ hãy hướng dẫn, giúp trẻ tìm thấy phương hướng giải quyết và tự đứng trên đôi chân của mình.

Bên cạnh việc ủy thác cho chúng những công việc đầy trách nhiệm, các bậc phụ huynh cần có nhiệm vụ hướng dẫn, giúp trẻ tìm thấy phương hướng giải quyết, từ đó dễ dàng gặt hái được thành công trên chính đôi chân mình.

2. Dạy con không có kỷ luật

Khi thấy con mình bày trò phá bĩnh hay bắt nạt trẻ khác mà bạn không hành động ngăn lại, trẻ sẽ dễ sinh tính hung hăng, khó bảo sau này. Chuyện thiếu kỷ luật trong dạy dỗ con cái thường bắt nguồn từ việc không muốn nhìn nhận đúng vào bản chất vấn đề. Các bậc cha mẹ thường không biết làm như thế nào để xây dựng nguyên tắc với con, do vậy họ chọn cách im lặng và không làm gì cả.

Việc nuôi dạy con theo cách này có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng như phạm pháp. Trẻ con cần được dạy về ranh giới giữa cái được và không cũng như cách tương tác, giao tiếp với người khác. Nếu chúng không được định hướng ngay từ bé, ranh giới giữa đúng, sai sẽ trở nên nhạt nhòa.

3. Không quan tâm đến việc học tập của con cái
Việc quan tâm đến chuyện học tập và trường lớp của con giúp bạn có thể hiểu rất nhiều điều về con, đó là nơi giáo dục nhân cách cho con bạn, nhưng có rất nhiều bậc cha mẹ luôn cho mình những lý do bận không thể quan tâm đến con cái.

 Tình hình học tập của con cái gần như không biết sao, chúng chơi với bạn nào cũng không biết, bạn xấu hay tốt cũng chẳng hay. Chính vì vậy tạo nên khoảng cách giữa cha mẹ và con cái, không có sự gần gũi, bố mẹ không hiểu được tâm lý tính cách của con dễ gây ra sự xung đột.

4. Dạy theo cách áp đặt
Cha mẹ thường có thói quen áp đặt ý chí lên con cái trong việc dạy chúng, cha mẹ luôn nghĩ con cái của mình quá bé bỏng để tự lo cho bản thân, suy nghĩ của chúng trẻ con nên cha mẹ không chấp nhận những ý kiến của con. Chính vì vậy, họ luôn bắt con phải thế này phải thế kia, không bao giờ lắng nghe ý kiến của con cái, điều này làm cho con cái trở nên không nghe lời và cáu gắt nhưng cha mẹ lại nghĩ chúng hư.

5. Nói, mắng quá nhiều
Dù có giải thích hay dạy con, những ông bố bà mẹ cũng không nên nói quá nhiều. Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra: não bộ của người trung bình chỉ có thể “tiêu hóa” được 5 đến 9 vấn đề cùng một lúc.Vì thế, khi bạn nói và dặn trẻ quá nhiều điều một lúc chúng sẽ nhanh quên và thường không chú ý lắng nghe.

 

Khi bạn nói và dặn trẻ quá nhiều điều một lúc chúng sẽ nhanh quên và thường không chú ý lắng nghe.

6. Liên tục trách móc
Khi cha mẹ muốn trẻ làm một điều gì đó, ví dụ như việc phải đánh răng trước khi đi ngủ hay chơi xong phải thu dọn đồ chơi, hãy dùng giọng nhẹ nhàng và khuyến khích chúng thực hiện. Nên tránh giọng nói mang tính trách móc bởi chúng sẽ cảm thấy buồn và làm ngược lại những gì bạn mong đợi.

7. Ép buộc trẻ làm theo ý của cha mẹ

Không phải cứ ép trẻ làm theo ý của mình- nhất là khi chũng không muốn- là 1 ý hay. Các bậc cha mẹ cho rằng như thế là tốt cho các bé? Không hoàn toàn đâu nhé, chính sai lầm khi nuôi dạy con này của bạn sẽ khiến các bé yêu luôn căng thẳng và không thể vui vẻ, thoải mái để có thể phát triển tốt những khả năng mà chúng có và hòa nhập với thế giới bên ngoài.

Thêm vào đó, khi sự ép buộc của bạn chạm đến “giới” hạn chịu đựng của trẻ thì bé sẽ phản ứng lại theo cách rất tiêu cực và hậu quả sẽ khôn lường.

[tranh-cãi]
Hãy để cho trẻ vui vẻ, thoải mái để có thể phát triển tốt những khả năng mà chúng có và hòa nhập với thế giới bên ngoài.

8. Ngăn cản mối quan hệ tốt

Không nên ngăn cản trẻ giao lưu, học hỏi với những người bạn có phẩm chất tốt. Thỉnh thoảng, những người bạn lớn tuổi hơn còn dạy cho chúng nhiều bài học kinh nghiệm, kỹ năng sống, giải quyết tình huống vô cùng tuyệt vời.

Hãy thường xuyên mời người bạn ấy tới nhà để trẻ được tiếp xúc nhiều hơn, từ đó nhanh chóng nâng cao, hoàn thiện nhân cách. Tuy nhiên, nên thật cẩn trọng, đừng để chúng bị lôi cuốn vào những mối quan hệ với những đứa trẻ hư hỏng, quậy phá. 

9.  Hành động không tốt trước mặt trẻ

Ba mẹ có nhiệm vụ phải làm gương để cho con noi theo, học hỏi. Hãy học cách cư xử đầy trách nhiệm, khéo léo khi đứng trước mặt chúng. Ngoài ra, tuyệt đối không nên than vãn, phàn nàn quá nhiều về mọi thứ, cũng không nên tranh cãi to tiếng trước mặt con trẻ.