9 cách trị cảm lạnh nhanh chóng và hiệu quả
Nội dung bài viết
Nguyên nhân cảm lạnh
Nắm được nguyên nhân gây cảm lạnh sẽ giúp mau chóng tìm được cách trị cảm lạnh hiệu quả hơn. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng bệnh này:
Do nhiễm virus
Bệnh cảm lạnh thường hoành hành vào thời kỳ giao mùa, nhất là khi thời thiết thay đổi bất thường, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển nhanh chóng.
Lây lan qua đường hô hấp
Virus cảm lạnh xâm nhập vào cơ thể người theo đường hô hấp như: mũi, miệng, mắt và tai,… Bệnh còn có xu hướng lây lan từ người này qua người khác thông qua đường hô hấp như hắt hơi, ho, nói chuyện,…
Do dùng chung đồ với người bệnh
Đồ dùng cá nhân của người mắc bệnh cảm lạnh có chứa lượng virus gây bệnh nhất định. Vì vậy cần tránh dùng chung đồ với người bệnh. Các vật dụng như điện thoại, khăn mặt, khăn tắm, chăn, gối và bát đũa của người bệnh cần được tiệt trùng và dùng riêng.
Hệ thống miễn dịch suy yếu
Hệ miễn dịch yếu cũng là nguyên nhân khiến cho cơ thể không thể chống lại các tác nhân gây hại xâm nhập vào, điển hình là virus. Chính khả năng chống chọi lại virus giảm làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Thời tiết giao mùa
Giao mùa khoảng thời gian vi khuẩn, virus phát triển mạnh, cộng thêm yếu tố thời tiết thất thường sẽ làm sức đề kháng giảm khiến chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
Hút thuốc
Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp nhiều lần so với bị nhiễm khuẩn hay lây lan đường hô hấp.
Do yếu tố tuổi tác
Theo thống kê gần đây thì trong tổng số người mắc bệnh cảm lạnh, trẻ em và người cao tuổi thường nhiễm bệnh dễ hơn và nhiều hơn. Đối với người lớn và khỏe mạnh bình thường tỷ lệ bệnh thấp hơn rất nhiều.
Cảm lạnh nên ăn gì?
Người có sức khỏe bình thường nói chung và người mắc bệnh cảm nói riêng nên ăn uống đủ chất, tăng cường các loại rau, củ, hoa quả chứa chiều vitamin C. Ngoài ra bạn cũng nên chọn khẩu phần ăn cân đối các nhóm dưỡng chất như tinh bột, chất đạm, chất béo nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Đây chính là cách trị cảm lạnh hiệu quả mà ít gây hại nhất cho cơ thể. Dưới đây là 9 loại thực phẩm vàng tốt nhất cho người bị cảm.
Mật ong: có tác dụng kháng khuẩn tốt, giảm ho hiệu quả và hỗ trợ tiêu hóa, tăng năng lượng, cũng như giúp ngủ ngon.
Nha đam làm giải độc cơ thể, giảm đau và xoa dịu tổn thương. Loại cây này còn giúp cơ thể giảm stress, tăng cường quá trình trao đổi oxy trong máu.
Gừng: ngoài việc giảm chóng mặt, buồn nôn, giảm đau họng gừng còn có tính năng kháng khuẩn, và làm ấm cơ thể.
Tỏi: giải độc, giải cảm, kháng khuẩn. Đồng thời, tỏi và các chế phẩm từ tỏi rất tốt trong việc tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể và phòng ngừa cúm.
Sả: Sả không chỉ là loại gia vị giúp món ăn thơm ngon mà còn là vị thuốc làm nên cách trị cảm lạnh hiệu quả vì kháng khuẩn, hạ sốt, tăng cường năng lượng, giảm đau và căng thẳng, thông mũi.
Bí đỏ là thực phẩm bổ sung năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch tốt cho cơ thể.
Củ cải trắng: ăn đủ lượng củ cải trắng sẽ giúp tiêu đờm, giải độc, loại bỏ vi khuẩn. Loại thực phẩm quen thuộc này còn chống nhiễm khuẩn, tăng cường sức đề kháng tốt.
Cải bẹ trắng: không chỉ giúp ngủ ngon mà cả bẹ còn chống nhiễm khuẩn, làm lành vết thương và tăng cường hệ miễn dịch.
Các loại rau thơm: vừa giúp thông mũi vừa tăng cường quá trình trao đổi chất.
9 mẹo điều trị cảm lạnh
1. Chữa cảm lạnh bằng diện chẩn
Một trong những cách trị cảm lạnh được nhiều người áp dụng là dùng diện chẩn vì bệnh nhân sẽ thường bị ớn lạnh, da mặt cảm thấy nóng, sợ nước, sợ giá rét. Nếu bàn chân lạnh trước tiên thì phải:
Dùng điếu ngải cứu hoặc nhang – hương hơ nóng 2 vùng bàn chân), rốn và vùng gạch chéo 2 trái tai đặt trên mỗi vùng khoảng 1 phút.
Thoa dầu cù là vào các sinh huyệt có vị trí X – A – E – C – F – H. 103, 106, 300+- theo phác đồ QUÂN BÌNH NĂNG LƯỢNG rồi hơ mỗi sinh huyệt 1 phút.
Thoa dầu cù là lên các điểm: thận trên lưng, tam giác phổi trên lưng rồi hơ nóng mỗi nơi chừng 30 giây.
Sau đó, dùng que dò đầu tròn chấm một ít dầu cù là chà nhẹ 2 bên sống mũi theo chiều mũi tên 30 giây cho mỗi bên rồi hơ nóng 30 giây nữa cho mỗi bên.
2. Chữa cảm lạnh bằng hành tây
Bài thuốc dân gian chữa cảm lạnh bằng hành tây đã có từ thế kỷ thứ 16 và được áp dụng nhiều nước trên thế giới. Chỉ cần một lát hành tây và tất (vớ) là bạn đã có cách trị cảm lạnh hiệu quả.
Phương pháp đơn giản này không chỉ giúp cơ thể nhanh chóng thoát khỏi sự phiền toái của cảm lạnh mà còn có thể bảo vệ tim mạch, lọc máu và làm dịu cơn đau bụng, giúp giảm viêm xoang, trị chứng đau cổ và cả chứng viêm tai cũng như loại bỏ mùi hôi khó chịu.
Chỉ cần cắt hành tây theo chiều ngang và cắt thành từng lát mỏng. Bạn có thể dùng hành tây tím hay hành tây trắng đều được, lưu ý là hành phải sạch, không có hóa chất hay thuốc trừ sâu.
Sau khi chắt bớt nước từ hành tây ra thì đặt dưới lòng bàn chân rồi mang vớ vào để cố định sao cho hành không bị xê dịch. Để đảm bảo không làm cơ thể lạnh hơn thì trước khi mang "vớ hành tây" vào chân, cần đảm bảo rằng cả cơ thể phải ấm.
3. Chữa cảm lạnh bằng tỏi
Cách trị cảm lạnh bằng tỏi là phương pháp truyền thống lâu đời có hiệu quả cao được áp dụng nhiều trong dân gian. Về mặt khoa học, tỏi có chứa vitamin C, selen và các khoáng chất quan trọng khác có khả năng phòng và trị cảm lạnh vô cùng tốt.
Ngoài ra, tỏi cũng hoạt động với vai trò như một chất dung môi giúp thông mũi và loại bỏ các chất nhầy gây khó chịu cho người bị cảm.
Cách trị nóng lạnh bằng tỏi: Trộn hỗn hợp tòi và nước ấm theo công thức: 2 nhánh tỏi, 1 cốc nước ấm. Người bị cảm nên uống mỗi ngày loại nước này cho đến khi giảm các triệu chứng khó chịu.
4. Chữa cảm lạnh bằng nghệ
Nghệ là một loại củ rất tốt cho sức khỏe vì chứa chất chống nhiễm trùng và chống viêm, giúp làm giảm viêm xoang mũi cũng như giảm triệu chứng nghẹt mũi. Nghệ cũng như tỏi, hoạt động như một chất giúp cơ thể thoát khỏi các chất nhầy dư thừa.
Cách trị cảm lạnh bằng nghệ như sau: Trộn 1/4 muỗng cà phê bột nghệ với 1 ly sữa ấm rồi uống mỗi ngày sẽ đạt hiệu quả tốt, đẩy lùi bệnh nhanh chóng.
5. Chữa cảm lạnh bằng mật ong, chanh
Nước nóng có tác dụng làm dịu cổ họng bị kích thích, chanh chứa các vitamin C tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, mật ong mang vai trò là loại thuốc kháng khuẩn tự nhiên giúp giết chết các virus gây bệnh. Sự kết hợp của 3 loại nguyên liệu "thần kỳ" này chắc chắn hỗ trợ điều trị cảm lạnh rất hiệu quả.
Công thức chữa cảm lạnh bằng mật ong, chanh: Pha 1 thìa mật ong và một ít nước chanh vào ly nước ấm rồi uống 2 lần mỗi ngày.
6. Chữa cảm lạnh bằng Đông y
Đánh gió
Đánh gió là một trong những cách trị cảm lạnh đơn giản nhưng hiệu quả được lưu truyền nhiều trong dân gian. Đến nay vẫn còn phát huy tác dụng tốt.
Cách 1: Chỉ cần 1 nắm tóc rối và một ít gừng giã nát đem sao lên với rượu và xát nhẹ trên da còn nóng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Hỗn hợp này nên chà xát nhẹ trên da đến khi phớt hồng là được.
Cách 2: Chuẩn bị 1 bát con cám gạo đã rang thơm rồi bọc vào miếng vải mềm. Mang chà xát vào các vị trí như cách 1. Khi cám nguội lại rang nóng, xát đến khi da hồng hồng thì thôi.
Cách 3: Trứng gà luộc cho chín kỹ rồi bóc vỏ, sau đó gói vào miếng vải mềm cùng với đồng bạc. Dùng miếng vải vừa gói chà xát như cách 1. Khi bỏ ra mà thấy đồng bạc bị xám xịt thì bạn đã bị cảm.
Cách 4: Dùng gừng rượu sao nóng hoặc xoa dầu nóng rồi lấy miệng bát có bờ nhẵn hoặc tiền bạc và cạo nhẹ ở 2 bên cột sống đến khi da nổi màu hồng. Với cách làm này nếu thấy vết cạo có các nốt lấm chấm hoặc vết máu bầm là bạn đã bị cảm nặng.
Bài thuốc uống
Bài 1: Củ gấu (còn gọi là hương phụ) 8 g, tía tô 8 g, vỏ quýt 4 g, cam thảo nam 8 g. Mang tất cả các vị thuốc trên sắc uống ngày một thang, chia làm 2 lần.
Bài 2: Tía tô 15 g, rau má 12 g, bạc hà 19 g, củ hành tươi 10 g, cam thảo đất 8 g, đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, chia làm 2 lần, uống nóng.
Bài 3: Gạo tẻ 1 nắm, gạo nếp 1 nắm, hành tăm, tía tô, kinh giới, gia vị vừa đủ. Gạo ninh nhừ, nấu loãng vừa phải. Thái nhỏ hành, tía tô, kinh giới, một lòng đỏ trứng gà rồi cho tất cả vào bát to, đổ cháo đang sôi vào trộn đều, ăn nóng.
7. Xông hơi trị cảm lạnh
Xông hơi bằng các loại lá cũng là cách trị nóng sốt công hiệu. Nếu chanh, bưởi, sả, bạc hà, tía tô là những loại lá có tinh dầu giúp sát trùng đường hô hấp thì hành, tỏi lại mang vai trò như chất kháng sinh như, còn lá tre, duối, cúc tần lại có tác dụng hạ sốt.
Cả ba loại lá và gia vị này đều được áp dụng trong nồi xông để làm nên cách trị cảm lạnh hiệu quả. Tùy theo tình hình dược liệu ở từng địa phương mà bạn có thể thay đổi các vị thuốc cho sao phù hợp.
Dùng nồi to và đun sôi nước, cho các vị thuốc vào, lấy lá chuối bịt kín rồi đậy nắp vung lại, tiếp tục đun sôi 5 phút thì dừng. Bệnh nhân nên ngồi trên giường hoặc rải chiếu dưới đất và đặt nồi nước xông bên cạnh.
Sau đó dùng chăn mỏng trùm kín người, người bệnh chỉ nên mặc đồ lót cho mồ hôi thoát ra. Khi xông thì chọc thủng vài lỗ lá chuối để cho hơi nước thoát ra.
Trong trường hợp không có lá chuối thì mở nắp vung một cách từ từ, khi mồ hôi ra đến đâu thì lấy khăn khô lau sạch đến đấy. Thời gian xông chỉ nên từ 5 đến 10 phút, hoặc khi nào bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và ra mồ hôi thì thôi.
Tốt nhất là sau khi xông xong lau khô mồ hôi, thay quần áo cho thoải mái rồi ăn bát cháo nóng có hành, tía tô.
Cần lưu ý là cách này chỉ nên dùng trong trường hợp cảm lạnh không ra mồ hôi. Tuyệt đối không được áp dụng cho phụ nữ có thai hay trẻ em dưới 15 tuổi. Người già bị suy kiệt, bệnh nhân thiếu máu, tiêu chảy mất nước, rong kinh, rong huyết cũng hạn chế dùng cách trị cảm lạnh này.
8. Chữa cảm lạnh bằng gừng
Cả hai loại thực phẩm là gừng và mật ong đều là dược liệu quý giúp điều trị cúm và cảm lạnh thông thường vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, gừng và mật ong còn làm giảm đau họng và hoạt động như một chất khử muối tự nhiên. Trộn gừng với mật ong sẽ giúp tăng cường hiệu quả của gừng và làm cho cơ thể dễ chịu, nhất là lúc đang bị cảm lạnh.
Đơn giản nhất là đun sôi một cốc nước và thêm gừng vào. Để nguội và thêm một thìa mật ong. Trước khi đi ngủ nên trộn đều và uống hai lần một ngày loại nước này để có giấc ngủ ngon.
9. Chữa cảm lạnh bằng nước gừng
Nước gừng ngoài việc làm ấm cơ thể còn có tác dụng kháng viêm, rất có lợi cho người đang cảm lạnh hay mắc chứng khó chịu vùng cổ họng. Với công thức đơn giản sau, bạn chỉ cần năm phút chuẩn bị là đã có thể khởi đầu ngày mới bên tách nước gừng giúp giải cảm hiệu quả.
Gọt sơ một nhánh gừng nhỏ và đập giập hoặc dùng dao thái lát mỏng, sau đó cho gừng vào tách, thêm nước sôi vào rồi pha thêm mật ong theo lượng vừa phải tùy khẩu vị.
Ngoài ra bạn có thể ủ tách nước gừng trong lòng bàn tay trong khi nhấp từng ngụm nhỏ để vừa cảm nhận hơi ấm, vừa tận hưởng vị nồng cay dễ chịu của gừng.
Cách đề phòng cảm lạnh
Dù có nhiều cách trị cảm lạnh hiệu quả nhưng mỗi khi mắc bệnh này là sức khỏe của bạn bị giảm sút ít nhiều và tạo điều kiện cho các bệnh khác làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh, tốt nhất là lưu ý giữ sức khỏe tốt, không nên để bị cảm.
Bạn nên tập lại các thói quen như:
Hạn chế tối đa việc uống nước đá, nước ướp lạnh vì vừa làm tăng nguy cơ cảm lạnh khi uống quá nhiều vừa không đảm bảo vệ sinh.
Tránh tiếp xúc quá lâu trong môi trường nóng, lạnh, ẩm ướt cao độ. Cơ thể cần được bảo vệ khi đi ngoài trời nắng, mưa hay những nơi nhiều khói, bụi.
Sau khi đi nắng về hoặc vừa làm việc mệt nhọc, phải nghỉ ngơi một thời gian, chờ cho cơ thể dịu lại, hết mệt mới đi tắm. Đặc biệt là không tắm khi quá đói hay quá no.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....