8 triệu chứng ở trẻ em mà cha mẹ luôn phải cảnh giác
Có 8 triệu chứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà cha mẹ phải đặc biệt chú ý. Trong đó, có những triệu chứng cần theo dõi đến khi con bước vào tuổi thiếu niên và thậm chí phải lưu ý cả ở những người trưởng thành.
Khi trẻ không “phản ứng” với mọi thứ xung quanh, không còn quan tâm tới món đồ chơi yêu thích sau khi ngã hay bị va chạm mạnh vào đầu, thì chắc chắn bạn phải gọi bác sĩ.
Nếu trẻ thở dốc dù không vận động mạnh, hay trẻ thở khò khè hãy đưa trẻ tới bác sĩ ngay. Việc trẻ bị ho quá mức có thể là biểu hiện của hen suyễn hay là triệu chứng khi thực quản và khí quản của trẻ có vấn đề. Cha mẹ nên chú ý và kiểm tra trẻ có các vết màu xanh quanh miệng, ở ngón tay hay ở trên môi, đồng thời chú ý tới sắc tố da, kiểm tra mũi…
Tuyệt đối phải cho trẻ uống đủ nước. Từ trẻ em đến người lớn đều bị mất nước nếu uống không đủ nước hàng ngày, tập thể dục nhiều hay bị tiêu chảy… Nếu trẻ có biểu hiện khó chịu, nhức đầu, da và môi khô, không có nước mắt khi khóc, tiểu tiện ít và nước tiểu sẫm màu, thì đó là những triệu chứng cho thấy cơ thể trẻ không được cung cấp đủ nước.
Khi trẻ bị sốt, song vẫn hoạt động bình thường thì cha mẹ có thể bớt lo lắng, nhưng vẫn luôn phải theo dõi các triệu chứng khác. Sốt là phản ứng bình thường của hệ miễn dịch, nhưng cần phải gọi bác sĩ ngay nếu trẻ sốt cao và co giật.
Trẻ nhỏ và thậm chí là người lớn nếu xuất hiện những triệu chứng đau đầu, chóng mặt hay bị ngất sau khi bị ngã đều phải được theo dõi cẩn thận. Trẻ cần phải đi khám ngay nếu bị nôn mửa, thay đổi thị lực, nhạy cảm hơn với ánh sáng và tiếng ồn… đây là những triệu chứng trẻ bị chấn động.
Hãy gọi bác sĩ nếu tiếng khóc của trẻ bất thường khi bị sốt. Cha mẹ phải luôn chú ý kiểm tra liệu có vật gì quấn vào chân tay bé hay không? Hoặc kiểm tra quần áo để đảm bảo bé mặc thoải mái và an toàn…
Trẻ đi tiểu nhiều, thường xuyên khát nước và bị giảm cân. Đây có thể là dấu hiệu của rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần gặp bác sĩ để có lời khuyên về chế độ ăn uống của bé, bởi vì rối loạn ăn uống sẽ dẫn tới hậu quả sức khỏe lâu dài. Nguy hiểm hơn, đây cũng có thể là dấu hiệu của tiểu đường type 1 và trẻ cần phải được khám càng sớm càng tốt.
Tiêu chảy kéo dài và nôn mửa. Đây là hai cơ chế cơ thể thải độc tự nhiên nếu tiếp nhận “thực phẩm độc”. Nhưng tình trạng tiêu chảy và nôn mửa mãn tính lại là triệu chứng của nhiễm trùng nghiêm trọng. Điều này đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh và trẻ còn nhỏ.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...