8 thực phẩm mẹ càng cho con ăn nhiều, trí thông minh của trẻ càng suy giảm
Để bé có một hệ thần kinh khỏe mạnh, trí não hoạt động và phát triển tốt thì mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống của con và tránh những thực phẩm gây hại cho trí thông minh của trẻ sau đây nhé:
1. Thực phẩm chiên rán
Trẻ thường thích ăn những đồ chiên, rán bởi chúng kích thích vị giác bởi mùi vị hấp dẫn. Tuy vậy, những thực phẩm chiên rán sau một thời gian sẽ bị biến chất, chất này sau khi được hấp thụ sẽ biến chuyển thành chất ảnh hưởng không tốt đối với cơ thể, làm tổn hại tới trí não và quá trình phát triển trí tuệ của trẻ. Chất nhôm thường có trong những loại thực phẩm sử dụng nhiều dầu chiên như khoai tây chiên, quẩy chiên, gà rán…nếu ăn nhiều sẽ khiến trẻ trở nên thiếu linh hoạt, phản ứng chậm chạp và tư duy kém.
Theo nghiên cứu tại Đại học Montreal (Canada) thức ăn nhanh có thể thay đổi những chất hóa học trong não bộ, dẫn đến các triệu chứng trầm cảm và lo âu, làm chậm hoạt động của não bộ. Theo các chuyên gia, loại thực phẩm này tác động tiêu cực tới sự sản sinh dopamine –chất hóa học quan trọng thúc đẩy nhận thức, khả năng học hành, tăng cường trí nhớ ở trẻ. Trong thức ăn nhanh có chứa nhiều chất lipid peroxide có thể làm thay đổi những hóa chất trong não gây tác động xấu tới hệ thần kinh.
3. Thực phẩm chứa nhiều đường
Đường trắng và những thực phẩm có chứa thành phần là đường thường có tính axit, sử dụng lâu ngày sẽ gây ra các vấn đề về thần kinh như suy giảm trí nhớ, tiếp thu kém, tư duy chậm…không tốt cho sự phát triển của não bộ của trẻ. Ngoài ra, thực phẩm chứa nhiều đường còn cản trở việc tìm tòi, khám phá, sáng tạo của trẻ trong giai đoạn bắt đầu nhận thức và tiếp xúc với môi trường bên ngoài rộng lớn. Các mẹ lưu ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt…để bảo vệ sự phát triển của não và hạn chế sâu răng.
4. Thực phẩm chứa nhiều muối
Ăn mặn là thói quen không tốt cho sức khỏe không chỉ ở người lớn mà còn ở trẻ nhỏ. Chế độ ăn uống những thực phẩm chứa nhiều muối sẽ ảnh hưởng đến huyết áp, bệnh tim mạch và thận, hàm lượng muối quá cao trong cơ thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và gây thiếu máu ở não bộ dẫn đến não bé chậm phát triển, gây mất trí nhớ và lão hóa sớm. Vì vậy, mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các đồ ăn chế biến có lượng muối cao như dưa, cải muối, thịt muối hay cà muối.
5. Bột ngọt (Mì chính)
Mì chính được sử dụng để làm tăng vị ngon ngọt của thức ăn tuy nhiên trong loại gia vị lại tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng tới quá trình truyền thông tin trong hệ thần kinh, cơ thể bị thiếu kẽm gây hại cho sức khỏe của trẻ dẫn tới tình trạng làm chậm phát triển trí thông minh ở trẻ. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo là trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng mì chính trong những món ăn hàng ngày, bé ở độ tuổi lớn hơn các mẹ cũng nên thận trọng và chú ý lượng mì chính sử dụng để tránh gây hại cho não bộ.
6. Mì tôm
Một số trẻ em rất thích ăn mì tôm vì nó ngon và dễ chế biến. Tuy nhiên mì tôm là thực phẩm tinh bột đã qua quá trình tinh chế, những thành phần có lợi như vitamin B và đường gluco đã giảm đi đáng kể và chỉ còn lại chất cacbon hydrat. Chất hóa học này sẽ làm giảm sự hoạt động của các nơron thần kinh, làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của trẻ.
7. Thịt hun khói
Những chất có chứa hàm lượng oxy hóa cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đại não, hoặc khiến não sớm bị thoái hóa, giảm trí thông minh ở con người. Những loại thịt, cá sấy khô, hun khói… đều được làm chín, làm khô với nhiệt độ từ 200 độ C trở lên, hoặc một thời gian dài tiếp xúc với khói…, nên chỉ số oxy hóa rất cao. Mẹ nên thận trọng và hạn chế khi cho bé sử dụng những đồ ăn loại này.
8. Đồ ăn vặt có chứa chì
Khoa học chỉ ra rằng, chất chì rất nguy hiểm với sức khỏe con người, đặc biệt là bộ não khi nó có thể giết chết các tế bào thần kinh, làm tổn thương đại não. Bỏng bung, trứng muối… là những đồ ăn có chứa chì, dù hàm lượng rất ít, nhưng nếu bé ăn nhiều, sẽ ảnh hưởng đến trí lực.
* 2 yêu cầu tối thiểu hằng ngày giúp bé phát triển trí thông minh
Ngoài việc hạn chế tối đa hoặc loại bỏ những thực phẩm gây ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. Mỗi ngày các mẹ cũng cần chú ý 2 yêu cầu tối thiểu sau:
1. Cho trẻ ăn sáng đầy đủ
Bữa sáng giúp chúng ta nâng cao khả năng học tập và làm việc một cách đặc biệt. Đồng thời giúp cải thiện bộ nhớ ngay tức thì mà không có phương pháp nào có thể thay thế tốt hơn.
Vào buổi sáng sau khi thức dậy là thời điểm não bộ có mức đường huyết thấp, ít năng lượng nhất. Ăn sáng vào lúc này sẽ giúp cho bạn tăng thêm khả năng ghi nhớ, làm chủ sự tập trung, cải thiện khả năng học tập.
2. Ăn chậm để cải thiện khả năng suy nghĩ của não
Tập cho mình thói quen ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp cải thiện sức mạnh của não bộ một cách hiệu quả hơn.
Ăn chậm không chỉ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn mà còn làm cho vỏ não tăng khả năng tuần hoàn máu, thúc đẩy hoạt động của tế bào não, có hiệu quả lớn trong việc cải thiện sức mạnh bộ não.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...