8 tác dụng của quả sung đối với mẹ bầu không thể bỏ qua
Nội dung bài viết:
Lợi ích của quả sung trong thai kỳ
Quả sung thuộc họ dâu tằm, mọc phổ biến ở nước ta, Ấn Độ và khu vực Địa Trung Hải. Ngoài công dụng trong chế biến món ăn thì quả sung còn được biết đến là nguyên liệu chữa được nhiều bệnh khác nhau.
Trong quả sung có rất nhiều vitamin và khoáng chất rất quan trọng cho bà bầu như 2 loại đường glucose và saccharose, acid oxalic, acid shikimic, acid citric, acid malic…., vitamin C, vitamin B1, canxi, photpho, kali…
Vì vậy, bà bầu ăn sung trong thai kỳ sẽ nhận được nhiều dưỡng chất tuyệt vời cho cả mẹ và bé. Cùng điểm qua các tác dụng của quả sung đối với bà bầu như sau:
Giảm ốm nghén
Một trong những tác dụng của quả sung xanh đối với bà bầu là giảm cảm giác ốm nghén trong tam cá nguyệt đầu tiên. Lý do là vì loại quả này giàu vitamin B6 sẽ hỗ trợ chuyển hoá các chất, giảm căng thẳng, mệt mỏi và uể oải. Bà bầu mang thai giai đoạn đầu khổ sở vì ốm nghén nên thường xuyên ăn quả sung.
Bổ sung canxi
Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo phụ nữ mang thai nên bổ sung 1000 mg – 1500 mg canxi mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của cơ thể và thai nhi. Ngoài việc lựa chọn bổ sung loại khoáng chất này bằng các thực phẩm như sữa, hải sản, đậu phụ… thì mẹ bầu cũng nên tích cực ăn thêm quả sung.
Phòng ngừa táo bón
Quả sung khá giàu chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa của các mẹ bầu hoạt động hiệu quả hơn, làm mềm chất thải và nhờ đó, giảm tình trạng táo bón khi mang thai.
Bà bầu mỗi ngày ăn mấy quả sung? Nếu đang bị táo bón khi mang thai, mẹ bầu nên ăn 3 – 5 quả sung chín mỗi ngày hoặc sắc 9 gam sung tươi uống hằng ngày sẽ trị bệnh vô cùng hiệu quả.
Ổn định huyết áp
Nhờ vào lượng kali phong phú, bà bầu ăn sung muối chua sẽ giúp cân đối lượng kali và natri trong cơ thể, giúp huyết áp không bị tăng cao, nhất là với những bà bầu thường xuyên ăn mặn. Từ đó phòng ngừa được hiện tượng cao huyết áp thai kỳ và tiền sản giật vào những tháng cuối thai kỳ.
Giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ
Tác dụng của quả sung với bà bầu cần kể đến nữa là điều hoà nồng độ đường trong máu, duy trì mức đường huyết ổn định. Ngoài ra, quả sung xanh còn cung cấp hai loại đường tự nhiên bao gồm glucose và saccarose, rất tốt cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Hỗ trợ phát triển hệ thần kinh cho thai nhi
Ăn quả sung xanh là một trong những cách giúp não bộ thai nhi phát triển. Loại quả này giàu axit béo omega 3, axit folic, giúp não bộ bé hoàn thiện, phát triển trong suốt thai kỳ, ngăn ngừa các hiện tượng dị tật ống thần kinh trong 3 tháng đầu mang thai.
Chữa viêm họng khi mang thai
Bà bầu có hệ miễn dịch yếu hơn người bình thường nên dễ mắc các bệnh viêm họng, ho khan khi thời tiết chuyển mùa hoặc bị vi khuẩn tấn công. Quả sung là lựa chọn tuyệt vời cho chị em để chữa viêm họng hiệu quả và an toàn.
Bài thuốc chữa viêm họng bằng quả sung rất đơn giản: Gọt vỏ quả sung tươi, thái mỏng, sắc với nước đến khi thành cao. Mỗi ngày ngậm một ít.
Thực phẩm lợi sữa
Lượng khoáng chất và dưỡng chất có trong quả sung sẽ giúp tuyến sữa hoạt động tốt hơn để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của bé yêu khi chào đời. Quả sung được xem là thực phẩm lợi sữa nếu mẹ biết cách kết hợp ăn uống đúng cách cùng các món ngon khác để không bị ngấy mà vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi.
Mặc dù mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé tuy nhiên bà bầu ăn sung đúng cách để không gây ra một số hậu quả không mong muốn cho sức khoẻ. Nếu lạm dụng ăn quá nhiều sung trong cùng một thời điểm sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ như hạ đường huyết, dị ứng, viêm da...
Gợi ý cách chế biến sung cho bà bầu
Nếu muốn ăn sung trong thai kỳ để bổ sung dưỡng chất nhưng vẫn chưa nghĩ ra ý tưởng để chế biến cùng loại nguyên liệu này thì dưới đây là một vài công thức thú vị mà mẹ bầu có thể áp dụng.
Sung kho thịt ba chỉ
Nguyên liệu: Quả sung (100 gam), thịt ba chỉ (300 gam)
Cách làm: Ướp thịt ba chỉ với nước mắm và tiêu. Cho 1 muỗng canh dầu ăn vào nồi, đập dập 1 củ hành, phi thơm rồi trút thịt vào, đảo cho săn.
Kế tiếp, cho sung vào đảo đều tay rồi cho vào đây 1 chén nước dùng. Đun đến khi nước đã cạn bớt, hơi sánh, thịt và sung đều đã chín là được. Đây là một món mặn rất “bắt cơm”, rất thích hợp cho bữa cơm gia đình.
Quả sung kho cá
Nguyên liệu: 100 gam sung xanh (hoặc 10 – 15 quả sung), 1 con cá trắm
Cách làm: Sung rửa sạch, cắt đôi, xào sơ trên lửa nhỏ. Cá trắm bỏ mang, ruột, cắt khúc vừa ăn, ướp với gia vị muối, mắm, đường trong vòng 30 phút sau đó gắp ra chiên sơ cho cá có màu vàng đẹp mắt.
Lần lượt cho sung và cá vào nồi, đổ nước ngập mặt và kho. Khi cá gần cạn thì rắc thêm chút tiêu và hành lá thái nhỏ vào là hoàn thành.
Sung trộn tôm thịt
Nguyên liệu: Thịt ba chỉ; Tôm chua; Quả sung đã được muối chua; Rau thơm; Gia vị
Chế biến: Thịt mua về rửa sạch, chần qua nước sôi, sau đó bỏ nước đó, lấy nồi nước khác để luộc chín thịt. Sung thái nhỏ. Tôm có thể để nguyên con cũng có thể thái ra.
Trộn tất cả lại với nhau và thêm gia vị theo sở khẩu vị của bạn là đã có thể hoàn thành món ăn bổ dưỡng cho mẹ bầu.
Sung muối chua
Nguyên liệu: Quả sung (500 gam), khế chua 2 quả, tỏi 1 củ
Cách làm: Rửa sạch quả sung và khế, xếp vào hũ rồi để tỏi đã cắt miếng mỏng lên trên. Đun sôi khoảng 1 lít nước, cho 2 muỗng canh muối và 2 muỗng canh đường, hòa tan rồi để nguội bớt. Sau đó, trút phần nước muối, đường đang còn âm ấm vào hũ đựng sung. Sau 1–2 ngày, sung đã được lên men đủ vị chua, mẹ có thể lấy ra để dùng cùng với cơm trắng và các món mặn.
Cháo sung đường phèn
Nguyên liệu: Gạo tẻ (50 gam) và quả sung (30 gam)
Cách làm: Cho gạo vào nồi, đổ nhiều nước để nấu thành cháo. Khi gạo đã nở bung, cho sung đã cắt nhỏ vào và nấu đến khi quả sung mềm. Múc ra tô và nêm thêm đường phèn để thưởng thức.
Sung luộc chấm muối vừng
Cách làm: Sung rửa thật sạch và cắt đôi, ngâm với nước muối trong 30 phút. Bắc nước lên bếp và luộc sung đến khi chín.Khi ăn mẹ bầu nên chấm với muối vừng để tăng khẩu vị.
Với những thông tin hữu ích về tác dụng của quả sung với bà bầu và gợi ý những công thức nấu ăn với loại quả này, bạn đừng quên bổ sung các món ăn vừa thơm ngon, lạ miệng mà còn có lợi cho sức khoẻ của mẹ và bé vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.