8 hành động của cha mẹ khiến trẻ bị tổn thương
Không thừa nhận thành tích của trẻ: Cha mẹ cần khuyến khích con cái và khen thưởng xứng đáng ngay cả khi chúng đạt được thành tích nhỏ nhất. Trẻ em cần nhiều động lực dưới hình thức khuyến khích vào từng thời điểm. Nếu những thành tích nhỏ hoặc công việc khó khăn của trẻ không được chú ý, con sẽ không có đủ động lực để thực hiện lại nhiệm vụ đó. Ảnh: Nytimes.
Sử dụng nhiều từ phủ định: Theo India Parenting, trẻ em có thể dễ mất tinh thần nếu nhiều điều tiêu cực vây quanh chúng. Cha mẹ nên tránh sử dụng những từ như "không", "không được", "không bao giờ"... Môi trường tiêu cực có thể để lại ấn tượng rất lâu dài trong tâm trí trẻ và điều này không tốt. Trẻ sẽ cảm thấy buồn bã khi nghe những lời như vậy từ cha mẹ hoặc giáo viên, người được cho là yêu thương chúng rất nhiều. Ảnh: Parentingfromheart.
Đe dọa trẻ: Trẻ em còn quá nhỏ để xử lý các mối đe dọa. Cha mẹ, giáo viên đôi khi đe dọa trẻ để bắt chúng làm một nhiệm vụ cụ thể. Tuy nhiên, đe dọa là loại hình lạm dụng tình cảm, không ai thích bị đe dọa. Khi bạn đe dọa, con bạn sẽ cố gắng bảo vệ bằng cách tỏ ra khó chịu, thậm chí dần hình thành tính cách hung hăng. Ảnh: Aboutpakistan.
Áp đặt ý tưởng của bạn vào trẻ: Những ý tưởng ép buộc của bạn với trẻ có thể khiến chúng khó chịu. Trẻ em có một tâm trí của riêng mình. Thực tế, trẻ còn sáng tạo hơn người lớn. Cha mẹ nên để con tự do khám phá trí óc sáng tạo của mình trọn vẹn. Bạn đừng kiểm soát và áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ. Hành động như vậy sẽ khiến con mệt mỏi, thất vọng và khó chịu. Ảnh: Verywellfamily.
Kiểm soát con: Cha mẹ hoặc giáo viên có thể hướng dẫn nhưng không nên cố gắng kiểm soát trẻ. Đó là hành vi ép buộc và đứa trẻ sẽ không phản ứng tích cực với bất kỳ loại hành động nào ép buộc chúng. Khi bạn kiểm soát trẻ, hãy chuẩn bị nhận lại những phản ứng tiêu cực từ con. Ảnh: Parentingforbrain.
Phớt lờ trẻ: Cha mẹ nên quan tâm đến con của mình. Khi bạn không nói chuyện với con, trẻ sẽ cảm thấy bị bỏ rơi và không được quan tâm. Ngay cả trong trường học, giáo viên cũng cần dành sự quan tâm bình đẳng cho tất cả trẻ em. Bất kỳ đứa trẻ nào nếu không được chú ý có thể cảm thấy bị bỏ rơi. Một số cha mẹ bỏ đi khi con họ tức giận. Tuy nhiên, đó là lúc con cần bạn. Phớt lờ trẻ sẽ càng làm con khó chịu hơn. Ảnh: Parentmap.
Thường xuyên trừng phạt, chỉ trích trẻ: Theo Today's Parent, chỉ trích, trừng phạt trẻ sẽ không giúp ích được gì. Con bạn sẽ không học được những sai lầm của mình thông qua hình phạt, lời nói tiêu cực. Thay vào đó, trẻ cảm thấy mình vô dụng, tồi tệ, xấu hổ, bị sỉ nhục. Ảnh: Telegraph.
So sánh với trẻ khác: Theo Firstcy Parenting, nhiều người thường so sánh con mình với đứa trẻ khác để thúc đẩy chúng tích cực hơn. Tuy nhiên, điều này có thể gây tác dụng ngược lại. Trẻ sẽ cảm thấy mình thấp kém vì điều đó làm giảm lòng tự trọng của chúng. Điều này có thể gây tổn thương lâu dài, khiến trẻ buồn bã, hung hăng, chống đối và tức giận. Ảnh: Psych2go.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...