7 thói quen cần phá vỡ để cuộc sống trở nên hạnh phúc và chất lượng hơn
Cách để hướng bản thân tới các mục tiêu phát triển cá nhân là thoát khỏi cạm bẫy của những suy nghĩ tiêu cực. Nếu bạn muốn phát huy hết khả năng của mình, có những thói quen bạn cần phải cải thiện và sửa đổi. Dựa trên lời khuyên của chuyên gia từ phương tiện truyền thông sức khỏe của Mỹ 'Prevention.com', họ đã tổng hợp 7 thói quen không có lợi cho hạnh phúc hàng ngày của chúng ta.
Thói quen 1: So sánh bản thân với những người xung quanh
Một số người thể hiện sự khéo léo của họ bằng cách đăng tác phẩm thủ công hoàn hảo của mình lên mạng xã hội. Nhưng một số bậc phụ huynh lại cảm thấy ghen tị với những người xung quanh vì “con nhà người ta” học hành giỏi hơn, thành công hơn,...thay vì ghi nhận và giành lời khen động viên đến cho con ruột của họ. Nhìn thấy những loại người này và ám ảnh về những gì bạn còn thiếu sót thật sự chẳng có ích gì. Rene Excelbert, giáo sư tại Đại học New York, cho biết: “Học cách tập trung vào bản thân thay vì người khác có thể giảm căng thẳng và lo lắng, tăng hạnh phúc và lòng tự trọng, dẫn đến một cuộc sống chất lượng hơn”. Hãy tôn vinh những điểm mạnh và thành tích của chính bạn, cho dù tầm thường đến đâu. Ngoài ra, hãy tìm kiếm những thứ mang lại hạnh phúc cho bạn mà không cần sự chấp thuận từ bên ngoài. Hãy sống vì hạnh phúc bản thân, đừng vì người khác mà thay đổi tự ti.
Thói quen 2: Chịu trách nhiệm về mọi thứ
Cho dù đó là một dự án tại nơi làm việc hay một cuộc họp mặt gia đình, một số người sẽ không khỏi rơi vào trường hợp tự mình thực hiện hầu hết mọi công việc để có được kết quả cuối cùng thật hoàn hảo. Bạn không cần phải sống một cuộc sống như thể bạn phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả. Chia sẻ công việc với người khác và để họ làm thay bạn là cách để giảm căng thẳng và thậm chí gắn kết với mọi người xung quanh hơn thay vì tự ôm hết tất cả mọi thứ.
Thói quen 3: Chỉ nghĩ đến việc ai đã làm bạn thất vọng
Có nhiều người sẽ để ý và giữ trong lòng cảm xúc tiêu cực mỗi khi bạn bị ốm mà những người bạn không đến thăm hoặc số người không thể tham dự các cuộc họp mà bạn tổ chức không đủ. Theo Giáo sư Excelbert, hãy thể hiện sự đánh giá cao, lòng biết ơn đối với những người đã đến thay vì những người không đến sẽ làm tăng sự hạnh phúc, cải thiện các mối quan hệ xã hội và lòng tự trọng, đồng thời kéo dài tuổi thọ của bản thân. Lập thói quen bắt đầu viết nhật ký mỗi ngày về lòng biết ơn, về những gì bạn biết ơn trong ngày hôm đó.
Thói quen 4: Kiểm tra điện thoại liên tục
Hãy hình thành thói quen không sử dụng điện thoại hoặc nhìn vào điện thoại khi ở với bạn bè hoặc gia đình, ngay cả khi đang ăn hoặc nằm một mình trên ghế sofa. Hãy để cho mắt và tâm trí được nghỉ ngơi thật sự. Nhà tâm lý học lâm sàng Laurie Watley cho biết: “Sau khi dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội, chúng ta không thể tập trung làm bất kỳ việc gì khác. Ngoài ra, việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều có thể dẫn đến chứng trầm cảm và hay lo lắng. Hình thành thói quen này là một cách để thúc đẩy hạnh phúc về mặt tình cảm với những người gần mình và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Thói quen 5: Mua những thứ để làm bản thân hạnh phúc
Chúng ta thường dành rất nhiều năng lượng của mình để theo đuổi cái nhìn thấy được. Tuy nhiên, vì con người có tập tính 'thích nghi' nhanh chóng khi đạt được mục tiêu của mình, cảm giác hưng phấn do sự vật bên ngoài gây kích thích có thể biến mất trong nháy mắt. Thay vì cứ bỏ một số tiền ra để mua những thứ làm bản thân vui nhất thời thì hãy cố gắng có được niềm vui và trải nghiệm từ những thứ không phải vật chất, chẳng hạn như đi phiêu lưu cùng bạn bè, trò chuyện tâm sự cùng các thành viên trong gia đình, học thêm những thứ bạn thích.
Thói quen 6: Suy nghĩ quá nhiều
Bác sĩ tâm thần Mimi Winsberg cho biết: “Hàng nghìn năm trước, việc luyện tập thói quen nhớ lại những thứ trong đầu đã ngăn chặn sự lặp đi lặp lại của những sai lầm nguy hiểm. Dạo này có nhiều người lo lắng quá mức về cả những điều thường ngày.” Để ngăn chặn vòng xoáy của những suy nghĩ, chỉ tập trung vào những gì bạn thực sự có thể kiểm soát.
Thói quen 7: Phàn nàn
Dù bạn phát hiện ra rằng đồng nghiệp cố tình không mời bạn hoặc hàng xóm của bạn đã làm điều gì đó sai trái, nếu bạn cứ phàn nàn, suy nghĩ về những điều đó thì bạn chỉ khiến bản thân tổn thương thêm. Giáo sư Excelbert nói: “Bị cuốn vào cơn giận và kìm nén cơn tức giận có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Sự tha thứ có thể cải thiện mối quan hệ và sức khỏe tinh thần trở nên tốt đẹp hơn.” Hãy buông bỏ những cảm xúc tiêu cực và cố gắng không lo nghĩ về chúng. Ngay cả khi bạn không thể tha thứ cho họ, nhưng nếu bạn có một lối suy nghĩ tích cực rằng đó là vấn đề của họ, không phải của mình thì bạn đã tập được cho bản thân khả năng buông bỏ và bắt đầu một lối tư duy lành mạnh.
Phụ nữ có 3 chỗ này càng "có da có thịt" thì càng nhiều lộc, không phú quý cũng giàu...
Hãy cùng xem bạn có hay không nhé.
Đau buồn vì chồng gặp tai nạn qua đời, không ngờ người phụ nữ dắt thêm đứa con nói những...
Nỗi đau này chưa xong nỗi đau khác ập đến khiến đầu óc tôi rối lên chẳng nghĩ được gì...
Nghi ngờ chồng có quỹ đen, tôi lén lút trữ của cải cho bản thân mình, nào ngờ ngày đọc...
Khi đưa tang chồng xong, đọc xong những dòng chữ đó thì mắt tôi đã nhòa đi, nước mắt chảy...
Lâm bệnh nặng, chồng xin vợ cho gặp nhân tình lần cuối, nào ngờ phản ứng của ả bồ khiến...
Song cách đây vài tháng, Thành phát hiện bị suy thận độ 4. Tình trạng sức khỏe mỗi ngày một...