Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho biết trong quá trình dạy con, có rất nhiều phương pháp sai lầm khi sơ cứu trẻ bị bệnh vặt hoặc tai nạn thông thường cha mẹ thực hiện theo thói quen. Hậu quả là ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

Do đó, cha mẹ cần chú ý những sai lầm khi chăm sóc con thường gặp phải này.

1. Vắt chanh vào miệng khi trẻ sốt co giật

Theo bác sĩ Khanh, nhiều cha mẹ thấy trẻ co giật sốt liền ngay lập tức trùm kín con, vắt chanh vào miệng. Phương pháp này hoàn toàn không đúng. Thay vào đó, khi trẻ có hiện tượng sốt cao, cha mẹ nên cho con nằm nơi thoáng mát, cởi bỏ quần áo, lau mát, cho con uống thuốc hạ sốt hoặc thuốc nhét hạ sốt vùng hậu môn. Nếu trẻ không cắn lười, cha mẹ tuyệt đối không chèn bất cứ vật gì vào miệng.

Một trong những sai lầm khi chăm sóc con thường gặp là cha mẹ vắt chanh vào miệng khi trẻ sốt co giật - Ảnh minh họa: Internet

Các gia đình nuôi con nhỏ nên có sẵn thuốc hạ sốt (loại uống và nhét hậu môn tại nhà).  Khi ngờ trẻ sốt cặp nhiệt, uống hạ sốt ngay khi bé sốt từ 38 độ.

2. Bôi lung tung khi trẻ bị bỏng

Nhiều cha mẹ thấy con mình bị bỏng nước sôi liền hấp tấp dùng kèm đánh răng, mật ong hoặc một số sản phẩm khác cho làm giảm nhiệt bôi lên vùng da bị thương của con. Bác sĩ Khanh khuyến cáo tuyệt đối không nên có hành động này.

Thay vào đó, cha mẹ nên rửa vết thương bỏng của con nhiều lần dưới vói nước sạch. Tiếp đến là bôi dầu mù u, khang sinh ngừa nhiễm trùng Silvirin và đưa trẻ đến cơ sở y tế đế các bác sĩ thăm khám. 

3. Móc họng khi trẻ uống nhầm chất lạ

Bác sĩ Khanh khuyến cáo trẻ uống nhầm chất lạ, cha mẹ móc họng cho con ói sẽ làm trầy xước miệng mà không lấy được chất này ra. Trẻ có thể nôn ra sặc vào phổi càng dễ gây nguy hiểm. Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu chất con uống nhầm là gì, lượng bao nhiêu và đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xử trí đúng cách. 

4. Xốc nước trẻ khi bị đuối nước

Trẻ bị đuối nước bị xốc ước chạy sẽ làm mất thời gian vàng cấp cứu. Cách xử trí đúng trong trường hợp này, bác sĩ Khanh cho biết cha mẹ nên hà hơi thổi ngạt, nhồi tim, cấp cứu ngưng tim ngưng thở và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. 

5. Kiêng cử sai khi trẻ bị sốt phát ban, mọc sởi

Bác sĩ Khanh cho biết trẻ bị sốt phát ban hay sởi bị trùm kín, kiêng ăn, kiêng gió, kiêng nước sẽ khiến bé có nguy cơ suy dinh dưỡng thêm. Bé có thể sốt tăng thêm, ngứa ngày khó ngủ, lâu hết bệnh. 

Kiêng gió, kiêng nước là sai lầm khi chăm sóc con bị sởi hoặc sốt phát ban - Ảnh minh họa: Internet

Do đó, cha mẹ nên cho con ăn thành nhiều bữa, lau mình, vệ sinh cho bé nếu con cảm thấy khó chịu. Chỉ cần đừng để trẻ bị lạnh quá. 

6. Đắp lá khi trẻ bị quai bị

Cha mẹ đắp lá, dán "cao" lên vùng sưng khi trẻ bị quai bị có thể làm nhiễm trùng thêm, có thể dẫn đến nhiễm trùng máu. 

"Quai bị ở trẻ nhỏ hay trẻ dậy thì mà không có viêm tinh hoàn sẽ không ảnh hưởng gì đến sinh sản về sau
Không đắp vôi, không bôi lung tung lên vùng sưng quai bị, không cần uống kháng sinh vì bệnh do siêu vi
Chỉ cần hạn chế chạy nhảy và không ăn chua", bác sĩ Khanh cho biết. 

7. Trẻ bị thủy đậu uống nước gốc rạ, tắm nước gốc rạ

Một trong những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu thường gặp chính là cho con uống nước gốc rạ, tắm nước gốc rạ và trùm kín trẻ. Hậu quả, trẻ có nguy cơ nhiễm trùng ngộ độc.

Trong trường hợp này, bác sĩ Khanh thông tin: "Thủy đậu không để lại sẹo nếu không bị nhiễm trùng thêm mụn nước. Không kiêng ăn, không kiêng gió, không kiêng tắm. Nên cắt móng tay cho trẻ, trẻ ăn món gì bị ngứa hên hạn chế. Đồng thời cho bé uống acyclovir, bôi pommade acyclovir càng sớm càng tốt".

Có thể thấy, việc nuôi dạy con chưa bao giờ là điều dễ dàng. Cha mẹ có thể phạm những sai lầm khi chăm sóc con chỉ vì tin và làm theo kinh nghiệm dân gian. Do đó, phụ huynh cần hết sức sáng suốt và tìm hiểu đầy đủ các thông tin, kiến thức khi chăm con nhỏ.