7 điều sống còn nhất định phải biết để bệnh gan không "quấy rầy"
Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể. Bộ phận này xử lý hơn 500 chức năng liên quan đến các thứ bạn ăn uống vào cơ thể. Vì vậy, việc gan hoạt động kém có thể ảnh hưởng đến hoạt động sống của cơ thể.
1. Quan hệ tình dục an toàn
Có 5 loại siêu vi gây viêm gan là A, B, C, D, E. Trong đó, viêm gan siêu vi A, B, C là nặng nhất và có thể gây tổn thương gan lâu dài. Viêm gan B và C có thể lây truyền qua đường tình dục khi quan hệ với người mắc bệnh như quan hệ tình dục không an toàn.
Viêm gan siêu vi B cũng có thể lây qua dùng chung bơm kim tiêm, tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị bệnh hoặc mẹ truyền sang con.
2. Chú ý việc uống thuốc
Hầu hết các loại thuốc được phân hủy trong gan sau khi được chuyển hóa bởi hệ tiêu hóa. Nếu bạn uống thuốc không theo chỉ định, dùng thuốc bừa bãi có thể gây ảnh hưởng gan ví dụ như: uống cao hơn liều quy định, trộn các loại thuốc với nhau hoặc dùng sai thuốc.
Nếu bạn không biết rõ loại thuốc đang uống có gây ảnh hưởng gan hay không thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Điều quan trọng là bạn phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
3. Cung cấp đủ nước
Cơ thể của bạn luôn cần được cung cấp nước đầy đủ. Các độc tố sản sinh trong cơ thể ảnh hưởng đến chức năng gan, thân, ruột khi bạn mất nước. Theo các chuyên gia, cơ thể bị mất nước có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giải độc của gan.
Nước cũng giúp duy trì hàm lượng chất lỏng trong máu. Khi bị mất nước, máu trở nên đặc hơn. Gan là cơ quan chịu trách nhiệm lọc máu và độ đặc có thể ảnh hưởng đến khả năng giải độc. Vì vậy bạn cần cung cấp đủ nước cho cơ thể hằng ngày.
4. Chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng
Tiến sĩ Sherwood, Viện y học chức năng ở Oklahoma, Mỹ cho hay: "Trong khi gần như mọi tế bào trong cơ thể có thể chuyển hóa được glucose thì chỉ có tế bào gan mới chuyển hóa được fructose".
Vì vậy, nếu đưa vào cơ thể quá nhiều đường fructose sẽ khiến gan bị ảnh hưởng. Do đó, bạn cần hạn chế nước ngọt, kẹo, đường tinh luyện... có chứa nhiều fructose, nên tiêu thụ nhiều trái cây để cung cấp đường cho cơ thể.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh ăn các bữa ăn giàu chất béo bão hòa, carb tinh chế như bánh mỳ trắng, gạo trắng (gạo xát quá kỹ). Bạn nên cung cấp chất xơ cho cơ thể từ trái cây tươi, rau, bánh mì nguyên hạt, gạo và ngũ cốc.
5. Giữ cân nặng bình thường
Rượu không phải là thứ duy nhất có thể gây gan nhiễm mỡ, béo phì khiến bạn có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ không do rượu.
Những người mắc gan nhiễm mỡ không do rượu có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường và mỡ máu cao. Trong giai đoạn đầu khi mới mắc, bạn có thể giảm cân, giảm lượng chất béo đưa vào cơ thể và tập thể dục đều đặn.
6. Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể đốt cháy chất béo, giúp giảm mỡ ở gan. Tiến sĩ Melissa Palmer, chuyên gia về bệnh gan cho hay, tập thể dục kể cả aerobic và tập tạ có thể cải thiện chức năng gan.
Tập aerobic tốt cho cơ tim, có nghĩa là tim sẽ bơm máu hiệu quả hơn, Khi đó, mạch chậm và lưu lượng máu được cải thiện, tim dễ dàng chuyển máu đến gan. Sau đó, gan sẽ đưa máu đã lọc vào trong cơ thể.
Phương pháp tập luyện không cần đến tạ cũng ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa tránh bị gan nhiễm mỡ. Viện quốc gia về bệnh tiểu đường, tiêu hóa và bệnh thận của Mỹ cho hay ban đầu viêm gan nhiễm mỡ không do rượu chỉ có một vài triệu chứng nhưng nó có thể khiến cho gan suy yếu.
7. Hạn chế uống rượu
Việc uống quá nhiều rượu có thể gây tổn hại cho các tế bào gan. Theo thời gian, tổn thương gan khiến gan tích nhiều mỡ, gây viêm gan, xơ gan. Nếu bạn đã mắc bệnh gan, việc uống một lượng rượu nhỏ cũng có thể khiến cho bệnh thêm nặng.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....