7 bước nói chuyện với trẻ
Fred cho rằng cách nói với trẻ quyết định việc chúng có hiểu và nghe theo lời người lớn hay không.
Bước 1: Sử dụng những từ đơn giản để trẻ hiểu rõ ràng.
Ví dụ:
"Đi với người lạ rất nguy hiểm".
"Thật tệ nếu con để đồ chơi bừa bãi".
"Chơi trên đường phố rất nguy hiểm".
"Con là đứa trẻ hư nếu chơi games mà chưa xin phép mẹ".
Bước 2: Nói nội dung tương tự với ý nghĩa tích cực.
Ví dụ:
"Thật tốt nếu con chỉ đi với những người con biết".
"Con thật ngoan khi đặt đồ chơi vào đúng vị trí".
"Thật tốt khi chơi ở nơi an toàn".
"Con rất ngoan khi xin phép mẹ để chơi games".
Bước 3: Khuyến khích trẻ hỏi lại
Mỗi đứa trẻ đều có nhận thức và cách phân biệt khác nhau. Để tránh việc trẻ hiểu lầm, bạn nên để trẻ hỏi lại và diễn giải rõ ý của mình.
Ví dụ:
Gợi ý những người trẻ có thể đi cùng.
Chỉ một vài nơi đặt đồ chơi.
Giới thiệu một số địa điểm an toàn để vui chơi.
Nói cho trẻ hiểu khi nào được chơi games.
Bước 4: Giải thích một cách nhẹ nhàng
Một đứa trẻ có thể hỏi đi hỏi lại điều mà chúng không hiểu. Trong trường hợp này, người lớn cần kiên nhẫn, giải thích một cách nhẹ nhàng để trẻ hiểu. Fred khuyên nên loại bỏ những câu dạng thức mệnh lệnh để trẻ bớt sợ hãi, cảm thấy như được chia sẻ, dặn dò để nhớ lâu hơn.
Bước 5: Cho trẻ biết ai là người có thể tin tưởng
Bố mẹ cần cho trẻ biết ngoài mình ra, trẻ có thể hỏi người thân hoặc những người tin tưởng về những câu trong bước 3. Bố mẹ có thể gợi ý một số nhân vật như cô giáo, ông bà, bác hàng xóm tốt bụng... bất cứ ai trẻ yêu quý, tin tưởng để giải đáp thắc mắc.
Bước 6: Cho trẻ thêm động lực
Tại bước này, bạn cần cho trẻ thêm động lực và lý do để hỏi người lớn về những gì được và không được phép làm.
Ví dụ:
"Con hãy hỏi cô giáo xem những ai con có thể đi cùng. Con sẽ được cô khen nếu biết nghe lời".
"Con hỏi bà xem chỗ để đồ chơi ở đâu. Khi con tự cất đồ chơi, bà sẽ không phải vất vả làm".
Bước 7: Gắn vào ngữ cảnh
Để trẻ ghi nhớ lâu, bất cứ bài học nào cũng cần gắn vào ngữ cảnh, tình huống.
Ví dụ:
"Khi tan học mà bố mẹ chưa đến, có người lạ nói đến đón con thì con không được đi theo".
"Khi nhà đang có khách đến chơi hoặc mẹ đang mệt, con không nên đòi mẹ cho chơi games".
Ngoài ra, bố mẹ có thể nhấn mạnh việc biết nghe lời là điều quan trọng để trưởng thành, giúp trẻ có động lực vì bất cứ đứa trẻ nào cũng muốn trở thành người lớn.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...