7 bí quyết giúp trẻ ăn rau một cách ngon lành
Vì sao trẻ lười ăn rau?
Đa số trẻ nhỏ đều không thích ăn rau mà thích bánh kẹo, đồ ngọt, đồ uống có gas… Có phải bé yêu thích ăn bánh kẹo hơn rau xanh và các thói quen ăn uống an toàn, lành mạnh khác?
Nguyên nhân làm cho trẻ không thích ăn rau là do trên gai lưỡi của trẻ có "núm vị giác" và số lượng "núm vị giác" ở trẻ lớn hơn người trưởng thành rất nhiều. Vì vậy, trẻ cũng nhạy cảm với các mùi vị như chua, cay, ngọt, mặn hơn người lớn.
Khi tập cho trẻ ăn các loại rau xanh, cần tránh đưa các loại rau có vị nồng hay đắng như mướp đắng, diếp cá, ngải cứu… để hạn chế tối đa việc gây ấn tượng xấu về rau xanh từ lần đầu tiếp xúc. Hoặc phải tìm cách khử bớt vị cay, nồng ở rau.
Nhu cầu ăn rau ở mỗi lứa tuổi
Rau xanh là nguồn cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp tăng cường việc hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ.
Các loại rau lá xanh đậm, xanh lục như súp lơ, rau ngót; của quả có màu vàng cam như cà rốt, bí ngô, cà chua, khoai tây; các loại đậu như đỗ xanh, đỗ đen, đậu Hà Lan là những thực phẩm tốt cho trẻ nhỏ.
Ở mỗi lứa tuổi, trẻ có nhu cầu về lượng rau và củ khác nhau. Với các bé trong độ tuổi ăn dặm, có thể cho rau vào máy xay sinh tố, xay nhừ, hoặc lấy phần lá non thái thật nhỏ và đem nấu bột hoặc cháo cho bé.
Ở tuổi lớn hơn, lượng rau bé nạp vào cơ thể mỗi ngày theo khẩu phần sau:
Bé từ 2 đến 3 tuổi ăn một bát rau/ ngày.
Bé 4 đến 8 tuổi ăn 1,5 bát rau/ ngày.
Bé gái từ 9 đến 13 tuổi ăn khoảng 2 bát rau/ ngày, bé trai ăn 2,5 bát rau/ ngày.
Bé gái từ 14 tuổi đến 18 tuổi ăn khoảng 2,5 bát rau/ ngày, bé trai ăn 3 bát rau/ ngày.
Làm gì để trẻ thích ăn rau?
Cho trẻ lựa chọn
Nếu muốn trẻ hợp tác trong việc ăn uống nhất là rau xanh và hoa quả, hãy để trẻ được lựa chọn để bé cảm thấy thích ăn hơn việc bố mẹ tự chọn rồi ép trẻ ăn.
Sau đó bố mẹ có thể giải thích cho bé về lợi ích của việc ăn rau xanh tốt cho sức khỏe như thế nào?
Hãy làm gương cho trẻ
Trẻ nhỏ luôn thích quan sát và bắt chước người lớn, đặc biệt là bố mẹ. Nếu muốn bé ăn rau nhiều hơn, bố mẹ hãy là những người làm gương cho con, ăn đa dạng các loại rau. Hãy điều chỉnh chế độ ăn uống của mình để bé thấy rằng rau là một món ăn rất ngon, bổ dưỡng và nên ăn thật nhiều.
Tạo hình rau củ quả sáng tạo
Tạo hình sáng tạo kích thích trẻ thích ăn rau nhiều hơn.
Hãy tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào việc chế biến thức ăn như nhặt rau, rửa rau, nạo củ quả hoặc bày biện hoa quả, xào nấu. Điều đó không chỉ có ích cho việc tạo thói quen làm việc nhà ở trẻ, mà còn giúp tạo hứng thú khi được thưởng thức thành quả của chính mình từ thói quen sống khoẻ mạnh.
Ba mẹ có thể cùng bé trang trí món rau và hoa quả để nhìn trông thật bắt mắt với trẻ, như tạo hình thú cưng, các nhân vật hoạt hình để kích thích bé ăn nhiều rau hơn.
Thêm gia vị, nước chấm, nước sốt
Nếu việc cho thêm nước chấm hay nước sốt vào rau khiến bé chuyển từ chán sang thích rau hãy thường xuyên áp dụng phương pháp này nhé. Trẻ thường rất thích tự chấm đồ ăn, vì vậy nên cố gắng khuyến khích bé ăn những loại rau củ nhiều màu sắc được nhúng với nước chấm ưa thích. Cần lưu ý tránh cho bé dưới 2 tuổi ăn rau củ sống vì có thể gây ra tình trạng sặc, hóc.
Nấu súp rau củ
Có thể chế biến súp rau củ để tăng lượng rau trong khẩu phần ăn cho trẻ.
Có thể bé không thích rau của luộc hay xào nhưng lại mê súp rau củ. Nếu như vậy thì khi nấu súp bạn nên cho thêm rau củ tươi, hoặc đóng hộp hay đông lạnh vào để tăng lượng rau trong khẩu phần ăn của trẻ.
Nước ép
Nước ép cà chua hay nước ép/xay từ rau cũng được xem là cách bổ sung chất xơ hiệu quả. Vì uống trực tiếp như vẫn giữ nguyên vitamin và khoáng chất có trong các loại rau củ.
Ăn nhiều trái cây
Nếu trẻ vẫn không chịu ăn rau củ có thể tiếp tục tập cho bé ăn nhiều trái cây. Vì trái cây cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng giống rau xanh như: vitamin A, vitamin C và chất xơ. Bạn cần cho bé ăn gấp đôi lượng trái cây để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...