7 bí mật trong giáo dục Nhật Bản giúp trẻ thành công trong cuộc sống
Mặc dù có nhiều điểm tương đồng giữa hệ thống giáo dục Nhật Bản và giáo dục ở các nước khác, nhưng có một số điểm đặc biệt khiến giáo dục Nhật Bản trở thành một trong những hệ thống giáo dục hiệu quả nhất trên thế giới.
Học làm người trước khi học lấy kiến thức
Ở Nhật Bản, trẻ em không phải tham gia các kỳ thi cho đến khi lên lớp 4. Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng các trường học Nhật Bản ưu tiên giáo dục cư xử trước kiến thức. Mục tiêu của họ trong 3 năm đầu là phát triển tính cách của trẻ và rèn luyện cho trẻ cách cư xử tốt chứ không phải đánh giá kiến thức của trẻ. Họ dạy trẻ học cách rộng lượng, cảm thông và nhân ái. Trẻ em Nhật cũng được dạy để tôn trọng người khác và phát triển mối quan hệ thân thiện với thiên nhiên và động vật.
Tự dọn dẹp lớp học
Trong khi các trường học ở các nơi khác trên thế giới đều có nhân viên vệ sinh và người trông coi để giữ cho trường học gọn gàng thì trường học tại Nhật không làm như vậy. Ở Nhật, học sinh phải chịu trách nhiệm dọn dẹp và giữ cho lớp học, nhà ăn và thậm chí cả nhà vệ sinh luôn sạch sẽ.
Giáo dục Nhật Bản tin rằng việc dọn dẹp cùng nhau dạy cho học sinh biết giúp đỡ lẫn nhau và làm việc theo nhóm. Và bằng cách dành thời gian lau bàn, quét và lau sàn, học sinh học cách tôn trọng công việc của mình và công việc của người khác.
Học sinh ăn cơm trong lớp cùng với bạn bè và giáo viên của mình
Ở các quốc gia khác, việc nhìn thấy một giáo viên ăn cùng với học sinh của họ có thể là điều khá lạ nhưng ở Nhật Bản, quy tắc này được coi là hữu ích trong việc xây dựng mối quan hệ tích cực giữa học sinh và giáo viên. Trong khi dùng bữa, học sinh và giáo viên có thể trò chuyện và xây dựng bầu không khí thân thiết hơn.
Ngoài ra, hệ thống giáo dục Nhật Bản đảm bảo học sinh được ăn những bữa ăn cân bằng và lành mạnh. Vì vậy, ở các trường tiểu học và trung học cơ sở công lập, bữa trưa được nấu theo thực đơn tiêu chuẩn do các chuyên gia y tế và đầu bếp có trình độ chuyên môn xây dựng.
Văn hóa “ngủ gật” trong lớp học
Trái ngược với các quốc gia khác, việc ngủ trong lớp có thể được coi là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng hoặc lười biếng, ngủ gật trong giờ học là hiện tượng phổ biến ở các trường học Nhật Bản. Học sinh Nhật Bản hầu như không bị khiển trách khi ngủ gật bởi lịch học dày đặc, lượng bài tập khổng lồ khiến các em không có thời gian nghỉ ngơi. Các giáo viên thông cảm và để học sinh ngủ thoải mái trong giờ học.
Tham gia lớp học ngoài giờ và hoạt động sau giờ học
Các hội thảo sau giờ học hoặc các trường dự bị, lớp học thêm rất phổ biến ở Nhật Bản. Ở đó, học sinh có thể học những điều mới ngoài 6 giờ học trong ngày tại trường. Các lớp học được tổ chức vào buổi tối và hầu hết học sinh Nhật Bản đều tham gia lớp học này để các em có thể vào được một trường trung học cơ sở tốt. Học sinh Nhật học ngay cả trong những ngày cuối tuần và ngày lễ.
Ngoài các môn học cơ bản, học sinh Nhật còn học thơ và thư pháp Nhật Bản
Thư pháp Nhật Bản, còn được gọi là Shodo, là một hình thức nghệ thuật sử dụng bút lông và mực để viết các chữ Hán Tự.
Thơ Haiku là một dạng thơ độc đáo của người Nhật, trong đó những cụm từ đơn giản được sử dụng để truyền tải những cảm xúc sâu sắc đến người đọc. Thơ Haiku được coi là có tác dụng trí tuệ, trị liệu và thẩm mỹ. Cả hai lớp học này đều dạy trẻ em tôn trọng và bảo tồn văn hóa truyền thống hàng thế kỷ của đất nước.
Học sinh mặc đồng phục đến trường
Chính sách đồng phục ở hầu hết các trường trung học cơ sở ở Nhật Bản nhằm mục đích xóa bỏ các rào cản, giúp thúc đẩy ý thức cộng đồng, gia đình và sự đoàn kết giữa các học sinh. Quy định về trang phục cho phép học sinh tập trung sự chú ý vào việc học tập và phát triển, đồng thời khuyến khích trẻ em theo đuổi sự thể hiện bản thân thông qua các phương pháp khác ngoài quần áo.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...