6 lý do khiến bạn nuôi con vất vả gấp trăm lần người khác
Sau khi đứa trẻ ra đời, nhiều bậc phụ huynh bị cuốn vào vòng xoáy ăn, ngủ, vệ sinh, sinh hoạt của đứa trẻ. Nhiều người nói rằng nuôi con, chăm con làm họ kiệt sức, không có thời gian để dành cho bản thân mình. Vì sao bạn chăm con vất vả gấp trăm lần người khác?
Kỳ vọng vào đứa trẻ quá lớn
Có một đứa con đồng nghĩa với chuỗi thời gian lo toan của bậc cha mẹ bắt đầu: từ thời kỳ mang thai, sinh con, trẻ đi học mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học đến khi con đi làm, kết hôn, có con. Làm cha mẹ là công việc không lương, không có ngày nghỉ. Việc chăm lo cho con trong suốt nhiều năm làm nhiều bậc cha mẹ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này đó là vì các bậc cha mẹ đang có kỳ vọng quá lớn vào đứa con của mình.
Bạn luôn mơ ước con mình được thông minh, cao lớn, học giỏi, mai kia lớn lên sẽ làm công việc tốt… Những kỳ vọng quá lớn tạo áp lực không chỉ cho bố mẹ mà cho cả chính đứa trẻ. Nếu bạn có thể gạt sang một bên tất cả những kỳ vọng vào con mình để chăm sóc con theo cách làm mình hài lòng, bạn sẽ thấy cuộc sống của bạn đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.
Bạn phải nghe quá nhiều ý kiến từ bên ngoài
Gia đình bạn có rất nhiều thành viên, bao gồm những thành viên lớn tuổi và nhỏ tuổi hơn bạn. Trong quá trình nuôi con, chắc chắn bạn đã rất nhiều lần phải nghe ý kiến của những người thân trong gia đình về việc nuôi con, chăm con, dạy con. Bạn có thể đồng quan điểm với những ý kiến đó hoặc không nhưng chung quy lại, có quá nhiều ý kiến sẽ khiến bạn đau đầu, rối loạn và ức chế. Bạn không biết phải làm thế nào để làm vừa lòng tất cả những người thân trong gia đình.
Khi bạn nuôi con, chắc chắn bạn sẽ hơn 1 lần ngó sang con nhà hàng xóm hoặc những đứa cháu của mình. Bạn thấy đứa trẻ khác ăn sữa ngoại, bạn nghĩ rằng nếu con mình không được ăn loại sữa đó, bé sẽ không được cao lớn, khỏe mạnh. Những đứa trẻ khác được mặc quần áo hàng hiệu, con bạn thì không, bạn chạnh lòng.
Việc so sánh bản thân mình với người khác, con mình với đứa trẻ khác sẽ làm các bậc cha mẹ cảm thấy chán nản, mất phương hướng. Bạn sẽ không thể tự quyết định được những gì tốt nhất cho bản thân mình.
Bạn vẫn cần so sánh, học tập những phương pháp nuôi dạy con khoa học từ người khác. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải có chính kiến, nguyên tắc và sự lựa chọn riêng của mình.
Quá bao bọc con mình
Là bố mẹ, ai cũng muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho con mình. Bạn bón cho con ăn, tắm gội, vệ sinh hàng ngày cho con. Khi con đến trường, bạn sẽ chuẩn bị đồ dùng học tập cho con, bạn kèm con học bài, thậm chí làm bài hộ con. Hầu như chẳng có việc gì bạn không làm hộ con. Nhưng đôi khi, việc quá theo sát, bao bọc con mình lại làm hại trẻ, khiến trẻ ỷ lại và không thể tự lập. Chưa kể, việc theo sát, bao bọc còn khiến các bậc cha mẹ luôn mệt mỏi, kiệt sức vì không có được phút giây nghỉ ngơi.
Hãy nuôi dưỡng sự tự lập của trẻ ngay từ thời thơ ấu bao gồm việc tự ăn, tự đi vệ sinh, tự học, tự lựa chọn. Dạy con biết tự lập, bố mẹ sẽ cảm thấy cuộc sống đơn giản, nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Bố ít tham gia vào việc chăm con
Bố mẹ là những người có trách nhiệm chính trong việc nuôi dạy con cái. Tuy nhiên vì lý do khách quan lẫn chủ quan, nhiều người chồng thường phó mặc hết việc chăm sóc, nuôi dạy con cái cho vợ mình. Điều này khiến người vợ cảm thấy stress, mệt mỏi vì phải làm một lúc quá nhiều việc và chịu đựng quá nhiều áp lực.
Bạn nên chia sẻ bớt công việc chăm con cho chồng và dành chút thời gian nghỉ ngơi cho mình. Thứ nhất, khối lượng công việc sẽ được giảm bớt đáng kể. Thứ hai, bố mẹ sẽ có mối quan hệ gắn kết, khăng khít hơn với con cái. Sự đồng hành của cả bố và mẹ rất quan trọng trọng quá trình phát triển tâm lý và nhân cách của trẻ.
Chi tiêu không hợp lý gây áp lực kinh tế
Nuôi dạy con cái là niềm vui, niềm hạnh phúc của hàng triệu bậc cha mẹ. Nhưng một sự thật không thể phủ nhận là họ sẽ phải chịu đựng không ít áp lực kinh tế trong quá trình nuôi dạy con cái. Một số bậc cha mẹ luôn nghĩ rằng họ phải cố gắng hết sức để tạo ra những điều kiện tốt nhất cho con cái. Suy nghĩ đó dẫn đến việc nhiều bậc phụ huynh chi tiêu không hợp lý, gây ra áp lực kinh tế nặng nề. Vì vậy, những bậc cha mẹ cần cân đối chi tiêu dựa trên hoàn cảnh gia đình thay vì chi tiêu quá đà, vô tội vạ cho con mình.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...