6 lợi ích vàng của măng cụt đối với bà bầu và thai nhi
Măng cụt là trái cây phổ biến trong mùa hè và cũng rất dễ thưởng thức với vị chua, ngọt khiến nhiều mẹ bầu thích thú. Tuy nhiên việc ăn uống trong thai kỳ luôn được cẩn trọng để đảm bảo an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi, vì vậy rất nhiều mẹ bầu thắc mắc liệu bà bầu có được ăn măng cụt? Ăn măng cụt có gây hại gì cho em bé?
Măng cụt có tên tiếng Anh là garcinia mangostana là loại trái cây màu tím, có vị ngon ngọt và có nguồn gốc từ Thái Lan. Loại quả này được mệnh danh là "nữ hoàng của các loại trái cây nhiệt đới" đặc biệt là ở khu vực đông nam Á. Và điều đáng nói là măng cụt cũng chứa đủ các loại chất dinh dưỡng có lợi cho thai nhi cũng như sức khỏe thai kỳ của mẹ bầu.
Một câu hỏi nữa được nhiều mẹ bầu quan tâm là liệu ăn nhiều măng cụt có sao không? Câu trả lời là với bất cứ loại thực phẩm nào, mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng vừa phải. Ăn măng cụt với lượng vừa phải hàng ngày sẽ giúp cung cấp khoáng chất, vitamin, folate… giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, giúp phòng ngừa các dị tật bẩm sinh, bất thường ở em bé.
Chống mệt mỏi, giúp hưng phấn tinh thần
Thời kỳ mang thai thường khiến chị em trở nên nặng nề, hay mệt mỏi và bị stress. Người ta đã tìm thấy khả năng chống mệt mỏi ở trái măng cụt. Dùng măng cụt sẽ giúp mẹ bầu tăng cường sinh lực một cách an toàn và cảm thấy khỏe khoắn hơn trong người.
Ngoài ra, măng cụt còn có khả năng giúp mẹ bầu có cảm giác thư thái trong lòng. Bởi trong quả măng cụt có chứa axit trytophan - chất có liên hệ trực tiếp với serotonin (một chất dẫn truyền thần kinh có liên hệ mật thiết với giấc ngủ, tâm trạng vui buồn và khẩu vị) tạo ra sự phấn chấn trong tinh thần.
Giảm huyết áp
Đây là một tác dụng tuyệt vời của măng cụt đối với mẹ nào bị bệnh huyết áp cao. Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng xơ vữa động mạch khiến gia tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Măng cụt đã tỏ ra rất hữu hiệu, nhất là đối với những người có trọng lượng cơ thể trung bình, trong việc giảm huyết áp và ngăn sự tấn công huyết áp của mạch máu đường phổi.
Ngăn ngừa bệnh ung thư
Các nhà khoa học đang nghiên cứu về khả năng có thể phòng ngừa bệnh ung thư của trái măng cụt. Kết quả cho thấy nước được rút ra từ trái măng cụt có tác dụng ngăn chặn phần nào sự phát triển của các tế bào ung thư máu trong cơ thể con người, và cũng góp phần ngăn chặn sự bành trướng nhanh chóng của các tế bào gây bệnh ung thư vú của phụ nữ, ung thư gan và các tế bào ung thư liên quan đến dạ đày và phổi.
Ngăn ngừa các bệnh dị ứng
Hiện nay có rất nhiều chị em bị dị ứng gây khó chịu, mệt mỏi trong người. Ngoài những tác dụng nêu trên, măng cụt còn có khả năng kháng histamin cũng như các chứng viêm. Các mẹ có thể dùng nước ép từ trái măng cụt như một liều thuốc trị bệnh dị ứng và tất nhiên, nước ép măng cụt sẽ ngon và an toàn hơn thuốc rất nhiều.
Cải thiện làn da
Nhiều mẹ bầu bị mắc phải các chứng bệnh ngoài da như chàm (eczema), viêm da, mụn trứng cá, vẩy nến, ngứa dẫn tới mất thẩm mĩ và khó chịu. Lúc này măng cụt lại phát huy tác dụng như một loại dược phẩm trị bệnh ngoài da tự nhiên và không sợ bị phản ứng phụ. Các mẹ hãy sử dụng nước măng cụt bôi rửa ngay trên vùng da đang bị tổn thương để điều trị các chứng bệnh ngoài da kể trên nhé. Kiên trì một thời gian các mẹ sẽ thấy được kết quả mà mình mong muốn đấy.
Phòng ngừa táo bón
Nghiên cứu cho thấy hơn một nửa số mẹ bầu gặp rắc rối với triệu chứng táo bón. Ăn măng cụt tươi có thể giúp giảm bớt sự khó chịu do chứng táo bón gây ra. Chỉ cần 1 cốc hoa quả tươi cũng giúp cung cấp khoảng 3,5 gram chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột trơn tru. Thêm nữa, chất xơ trong trái măng cụt cũng giúp giảm thiểu nguy cơ do các biến chứng thai kỳ gây ra như tiền sản giật.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.