6 kiểu 'chữa lành' âm thầm khiến bạn lo âu nhiều hơn
Khi bị căng thẳng, rất nhiều người không biết làm thế nào để giải tỏa cho đúng cách. Từ việc xem phim triền miên đến giả vờ mặc kệ, những kiểu "chữa lành" phổ biến mà chúng ta hay làm để giải tỏa căng thẳng thực tế có thể gây hại nhiều hơn lợi.
Theo nhà tâm lý trị liệu Niro Feliciano, ngay cả các chuyên gia cũng có thể rơi vào cái bẫy căng thẳng này.
Dưới đây là 6 kiểu hoạt động giảm căng thẳng mà các chuyên gia khuyên bạn nên tránh vì có thể gây căng thẳng và lo âu nhiều hơn.
1. Xem TV hoặc mua sắm triền miên
"Là con người, tất cả chúng ta thi thoảng đều cần những khoảnh khắc trốn tránh và nuông chiều bản thân, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc biến chúng thành cơ chế đối phó".
Những loại hành vi này thường là một hình thức né tránh cảm xúc, có thể dẫn đến nhiều căng thẳng hơn.
"Nghiên cứu cho thấy rằng việc kìm nén những suy nghĩ khó khăn trong thời gian dài có thể dẫn đến suy giảm sức khỏe tâm thần và thể chất. Những cảm xúc mạnh mẽ cần được cảm nhận, xử lý và kiểm soát" - Siddiqi giải thích.
Thay vì triền miên với một điều gì đó, Siddiqi cố gắng tập trung vào các kỹ thuật giúp giảm căng thẳng tức thì, chẳng hạn như đi bộ, nhảy, trò chuyện với bạn bè.
Một lựa chọn khác là các bài tập hít thở sâu và chậm rãi, tắm nước ấm để thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng, hoặc tắm nước lạnh để cải thiện lưu thông máu và giảm mức cortisol.
Để quản lý căng thẳng về lâu dài, Siddiqi khuyên bạn nên tạo thói quen vận động, ngủ đủ giấc, thiền, ăn thực phẩm toàn phần, uống đủ nước và trị liệu.
2. Ép bản thân ngừng suy nghĩ tiêu cực
"Khi tôi có những suy nghĩ tiêu cực rằng mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ... tôi sẽ không né tránh" - Bác sĩ tâm lý sức khỏe lâm sàng Calvin Fitchchi sẻ.
Ông nói điều này có thể dẫn đến "nghịch lý con voi hồng". Nghịch lý liên quan đến việc tưởng tượng một con voi màu hồng, sau đó cố gắng ngừng suy nghĩ về nó. Nghịch lý cho thấy rằng việc cố gắng kìm nén suy nghĩ có thể khiến chúng trở nên dai dẳng, khó tránh hơn.
Thay vào đó, Fitch thích tưởng tượng những suy nghĩ của mình như những "chiếc hộp trên băng chuyền" mà anh ta có thể chọn mở hoặc không.
"Khi một suy nghĩ tiêu cực không có căn cứ hoặc không thể giải quyết được, tôi sẽ để mặc nó đi qua vì biết rằng việc mở nó ra để xem bên trọng sẽ không giúp ích gì, thậm chí ngăn cản những suy nghĩ hoặc chiến hộp khác đi qua" - Fitch nói.
Theo ông, việc học cách không kiểm soát suy nghĩ quá mức không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn có thể giúp ích cho các vấn đề về sức khỏe tâm thần như rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn hoảng sợ.
3. Hỏi ý kiến quá nhiều người
Giám đốc lâm sàng và người sáng lập Women of Color Therapy Tamika Lewis giải thích: "Khi gặp một vấn đề, chúng ta thường muốn tham khảo ý kiến của nhiều người khác và nhận được đủ loại phản hồi. Và đôi khi điều đó có thể phức tạp hóa mọi chuyện."
Điều này có thể khiến bạn không tập trung được vào cảm nhận của chính mình. Thay vào đó, Lewis sẽ cố gắng ngồi yên lặng và lắng nghe bên trong mình.
Cô ấy nói: "Tôi cố gắng tin tưởng vào trí tuệ của mình, nó thường là kim chỉ nam tốt hơn ý kiến của người khác. Để tĩnh lặng sẽ cần rất nhiều kỷ luật, nhưng bạn sẽ ngộ ra được nhiều điều."
Ngoài ra, bạn cũng có thể giải phóng căng thẳng bằng cách vận động cơ thể bằng hít thở, giãn cơ, đi bộ. Chúng sẽ giúp bạn sáng suốt và tránh sự trì trệ.
4. Nghe tiếng ồn trắng
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...