6 công dụng của rượu tỏi có thể bạn chưa biết
Từ xa xưa, tác dụng của rượu tỏi đã được biết đến và sử dụng để điều trị một số chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống. Ngày nay, rượu tỏi cũng được xem như một loại "thần dược" đối với sức khỏe. Mỗi gia đình cũng có thể tự ngâm rượu tỏi để dùng khi cần.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những công dụng của rượu tỏi cũng như hướng dẫn cách tự ngâm rượu tỏi tại nhà. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.
1. Công dụng của rượu tỏi
Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, mùi hắc, được sử dụng để giải nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn, tiêu nhọt, trừ phong, tiêu đờm, hạch ở cổ,...Vì vậy tỏi được sử dụng để trị một số bệnh về hô hấp, bệnh đường ruột,...
Trong thành phần của tỏi còn chứa các hoạt chất allicin, ajoene,... có công dụng kháng viêm, giảm sưng đau, diệt khuẩn, ngăn chặn virus,...Vì vậy, việc sử dụng rượu tỏi rất hợp lý để chữa một số bệnh về xương khớp như viêm khớp, đau nhức, tê mỏi,...
Ngoài ra, tỏi còn chứa các loại Vitamin, mangan và canxi,... giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh.
1.1 Rượu tỏi chữa xương khớp
Rượu tỏi có thể chữa được bệnh xương khớp, cụ thể là bệnh viêm khớp. Viêm khớp là tình trạng bệnh thường gặp ở người ở người già, gây ra các triệu chứng đau và nhức mỏi ở các khớp rất khó chịu.
Đối với bệnh nhân viêm khớp, tỏi sẽ phát huy công dụng như:
- Chất allicin trong tỏi được xem như một kháng sinh tự nhiên giúp chống nhiễm khuẩn, kháng viêm tại khớp, đặc biệt là khớp gối, từ đó người bệnh có cảm giác giảm đau.
- Chất selen có trong tỏi sẽ ức chế phản ứng viêm trong khớp
- Chất chống oxy hóa tự nhiên giúp bảo vệ các sụn khớp tránh sự tác động của các gốc tự do.
- Các chất dinh dưỡng trong tỏi như magie, sắt, canxi, photpho, kali sẽ giúp xương khớp khỏe mạnh, cứng cáp hơn.
Việc sử dụng rượu tỏi để xoa bóp các khớp khi xuất hiện các cơn đau sẽ giúp giảm đau hiệu quả. Người bị viêm khớp nên kết hợp xoa ngoài và uống rượu tỏi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần 1 thìa.
1.2 Rượu tỏi chữa đau dạ dày
Những người thường gặp các triệu chứng như khó tiêu, đầy hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày thì uống rượu tỏi để làm giảm tình trạng trên. Rượu tỏi còn giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh vì chúng chứa nhiều axit amin lên men tự nhiên, giúp tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa.
1.3 Rượu tỏi chữa viêm xoang
Những người bị viêm xoang nên sử dụng rượu tỏi để chữa bệnh. Rượu tỏi vừa giúp kháng các yếu tố gây ra bệnh, chống viêm vừa có thể làm giảm được các triệu chứng của viêm xoang như niêm mạc sưng to - nguyên nhân gây ra tình trạng bít tắc xoang gây ứ đọng dịch mủ, khó thở, đau nhức.
Cách chữa viêm xoang bằng rượu tỏi: Hằng ngày bạn dùng một chiếc tăm bông chấm rượu tỏi sau đó cho vào hốc mũi rồi xì nhẹ nhằm làm cho dịch xoang chảy ra, bạn sẽ cảm thấy hốc mũi trở nên dễ chịu và thông thoáng hơn.
Kết hợp với việc trên, bạn hãy uống rượu tỏi giúp hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn, hãy uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa rượu tỏi vào lúc trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ.
1.4 Rượu tỏi chữa viêm họng
Viêm họng là bệnh có thể diễn ra quanh năm đặc biệt là vào mùa lạnh. Một số hoạt chất trong tỏi có công dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh cũng như ức chế sự phát triển lây lan của nấm, siêu vi, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Tỏi cũng có công dụng làm giảm cảm giác đau rát, sưng viêm, khó nuốt khi bị viêm họng. Việc sử dụng rượu tỏi có thể chữa viêm họng một cách hiệu quả mà không cần phải sử dụng đến thuốc tây.
Cách sử dụng rượu tỏi để trị viêm họng: Bạn hãy uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần 1 thìa rượu tỏi.
1.5 Rượu tỏi giúp bảo vệ tim mạch
Rượu tỏi giúp điều chỉnh mức huyết áp của cơ thể ổn định và ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Trong tỏi chứa chất phitoncid giúp đánh tan mỡ thừa, giảm hiện tượng máu nhiễm mỡ, hỗ trợ điều trị các bệnh hở van tim hiệu quả.
1.6 Rượu tỏi chữa huyết áp cao
Những người bị huyết áp cao nên dùng rượu tỏi để uống ngày 2 lần,mỗi lần từ 15-20 giọt, sau khi sử dụng được 2-3 tuần cần theo dõi tình trạng bệnh và giảm dần lượng rượu xuống.
Lưu ý: Một số trường hợp người bị cao huyết áp sử dụng rượu tỏi có xu hướng giảm xuống nhưng sau một thời gian lại cao lên như cũ. Vì vậy, nếu sử dụng rượu tỏi lâu dài, cần phải có cách gia giảm liều lượng cũng như theo dõi tình trạng bệnh chặt chẽ.
Công dụng của rượu tỏi trong điều trị huyết áp cao còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
2. Hướng dẫn cách ngâm rượu tỏi
Bạn có thể sử dụng tỏi đen hoặc tỏi thường để ngâm rượu, tuy nhiên nếu có tỏi đen thì sẽ mang lại công dụng tốt hơn.
Chuẩn bị:
- 300g tỏi
- 0,6 lít rượu trắng 40 độ
- Bình thủy tinh
Cách làm:
- Tỏi bóc vỏ, cắt thành từng lát mỏng
- Cho vào bình thủy tinh sau đó đổ rượu vào
- Đậy nắp kín vào để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời
- Ngâm 2 tuần là có thể dùng được
Cách dùng:
- Mỗi ngày bạn có thể uống 2 lần, mỗi lần từ 15-20 giọt
- Nếu dùng rượu tỏi để trị bệnh huyết áp thì khoảng 2-3 tuần, nếu bệnh đã đỡ thì giảm dần liều lượng xuống.
- Nên uống rượu tỏi vào buổi sáng, trước khi ăn sáng là tốt nhất và buổi tối trước khi đi ngủ uống một thìa rượu tỏi.
- Bạn có thể hòa rượu tỏi với nước sôi để nguội giúp dễ uống hơn
- Thời hạn sử dụng tỏi ngâm chỉ nên để từ 20-25 ngày, dùng hết lại ngâm bình mới, không nên để quá lâu sẽ làm mất tác dụng.
- Bạn cũng nên uống đúng liều lượng, không lạm dụng rượu tỏi vì có thể phản tác dụng.
3. Những lưu ý khi sử dụng rượu tỏi
Rượu tỏi rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cũng nên nắm rõ một số lưu ý sau:
- Người chuẩn bị phẫu thuật tránh dùng rượu tỏi hoặc tỏi vì tỏi sẽ ảnh hưởng đến khả năng đông máu.
- Những người bị bệnh gan thận, tiểu đường cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng rượu tỏi.
- Không dùng rượu tỏi cho trẻ em dưới 3 tuổi
- Người già cần hạn chế sử dụng rượu tỏi
- Người bị tiêu chảy tránh dùng rượu tỏi vì có thể làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
- Bạn nên thường xuyên theo dõi huyết áp, tình trạng tim mạch cũng như điều chỉnh lượng rượu phù hợp.
- Trường hợp sử dụng rượu tỏi để trị huyết áp cao hoặc bệnh tim mạch cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý như ăn nhiều chất xơ, hạn chế ăn chất béo bão hòa có trong các loại thịt động vật cũng như tăng cường vận động thân thể.
- Tỏi cũng có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người như xuất hiện các mẩn đỏ, ngứa ngáy.
Trên đây là một số công dụng của rượu tỏi và cách ngâm rượu tỏi tại nhà mà ai cũng nên thực hiện để sẵn trong nhà nhằm có lúc cần sử dụng đến. Bên cạnh đó, việc dùng rượu tỏi cũng cần phải lưu ý một số vấn đề để phòng tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...