Ăn trái cây vào buổi sáng

Theo khoa học, thời điểm "vàng" để trẻ ăn trái cây chính là buổi sáng, đặc biệt là vào thời điểm 10 giờ. Tại thời điểm này, cơ thể trẻ có thể bổ sung năng lượng nhất định, đồng thời có thể hấp thụ chất dinh dưỡng trong trái cây vô cùng hiệu quả. Mẹ có thể cho trẻ ăn những loại trái cây giàu vitamin D, canxi, K2 như chuối, táo - để phát triển chiều cao của trẻ tối đa.

Rửa trái cây trước khi sử dụng

Ăn trái cây không rửa, gọt vỏ sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột, đặc biệt là trẻ nhỏ - khi cơ quan tiêu hóa vẫn chưa phát triển toàn diện. Thậm chí lâu ngày có thể gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm.

Không thay thế trái cây bằng bữa chính/ bữa sáng của trẻ
 
Trái cây giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Thế nhưng, điều đó không đồng nghĩa nó có thể thay thế toàn bộ một bữa chính/ bữa sáng của trẻ. Bởi thành phần chủ yếu của trái cây là đường và vitamin - chỉ cung cấp được một phần nhỏ các dưỡng chất thiết yếu chứ không thể thay thế thịt, cá, rau củ, tinh bột. Nếu thay thay thế bữa chính/ bữa sáng bằng trái cây có thể khiến trẻ bị co bóp dạ dày, suy nhược cơ thể.

Không nên cho trẻ ăn trái cây đông lạnh và đóng hộp

Nhiều hoạt chất trong trái cây đông lạnh, đóng hộp có thể bị phá hủy trong quá trình xử lý nhiệt. Chẳng hạn vitamin C bị phá hủy trong quá trình chế biến và tiếp xúc với không khí. Thế nên, nếu cho trẻ ăn loại trái cây này không những không cung cấp được dinh dưỡng cho trẻ, mà còn có thể khiến trẻ bị sâu răng.

Không nên ăn quá nhiều trái cây cùng lúc

Mẹ lưu ý, trong trái cây chứa một lượng đường nhất định, và nếu tiêu thụ quá mức, có thể gây ra tình các béo phì và các bệnh liên quan đến đường huyết. Thế nên, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn trái cây ở một mức độ vừa đủ.