Chính vì vậy, chúng tôi đã quyết định đi sâu vào tìm hiểu tâm lý đằng sau một số lý do tại sao mọi người ở lại trong các mối quan hệ độc hại và không lành mạnh mà thực ra nó đã kết thúc từ lâu rồi.

  1. Sợ cô đơn

Theo một nghiên cứu, nỗi sợ ở một mình có thể đã khiến mọi người ở lại trong những mối quan hệ có tính hủy hoại, vì lý do đơn giản là thà có một người bạn đời không hoàn hảo còn hơn là phải độc thân. Xã hội đôi khi có thể khiến mọi người nhìn nhận rằng độc thân hoặc "một mình" là một điều tiêu cực - nhưng trên thực tế, hoàn toàn không có gì là sai với nó cả.

  1. Có lòng tự trọng thấp

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người có lòng tự trọng thấp thường có xu hướng ở lại lâu trong những mối quan hệ không lành mạnh. Sau một thời gian dài khi bị bạo hành và có những hành vi độc hại hướng  về mình, mọi người có thể dễ dàng rơi vào cái bẫy và tin rằng bạn đồng hành của họ có những hành vi như thế là do họ có lỗi. Lòng tự trọng thấp cũng có thể khiến họ nghi ngờ giá trị của bản thân và những gì họ mang lại cho mối quan hệ.

  1. Cảm thấy có trách nhiệm cho người bạn đời và những hành động của họ

Sau một tình huống khó chịu hoặc một trận cãi vã, kẻ bạo hành đôi khi sẽ xoay chuyển tình thế và khiến người bạn đời cảm thấy tội lỗi hoặc như thể người đó có lỗi ở một mặt nào đó, mặc dù họ không hề có lỗi. Hành động này thường được gọi là thao túng tâm lý.

Hành vi này thường phát triển dần dần, do đó rất khó để khiến một người nhận ra rằng nó đang diễn ra. Cảm thấy lo lắng, bối rối và không thể tin tưởng vào bản thân và hành động của mình đều là những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thao túng tâm lý.

  1. Tin rằng mọi thứ có thể thay đổi

Nhiều người ở lại trong một mối quan hệ độc hại đôi khi chỉ vì họ yêu người bạn đời của mình và tin rằng một ngày nào đó mọi thứ sẽ được cải thiện hoặc mối quan hệ đó có thể được cứu vãn. Họ cũng có thể cho rằng những hành vi không lành mạnh của bạn đời là do người đó đang ở trong một hoàn cảnh khó khăn, hoặc họ có thể thay đổi bản thân tốt hơn để bằng cách nào đó thay đổi mối quan hệ. Nhưng trên thực tế, hành vi độc hại thường chỉ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian và người trong cuộc chỉ ngày càng thêm bị tổn hại.

  1. Sợ bị từ chối

Một lý do khác nữa là sự từ chối - họ ở lại trong một mối quan hệ không lành mạnh vì họ sợ sẽ bị từ chối trong tương lai, vì vậy họ bám vào người bạn đời hiện tại của mình. Những người sợ bị từ chối có thể gặp khó khăn rất nhiều trong việc thể hiện bản thân, bày tỏ suy nghĩ cá nhân và cũng như dám đứng lên đấu tranh vì lợi ích của mình.