5 loại thực phẩm phụ nữ sau sinh cần kiêng nếu không muốn sức khoẻ suy giảm, sữa mẹ lâu về
Sau khi trải qua ca sinh mổ, thể trạng của các chị em sẽ rất yếu. Lúc này, dinh dưỡng của sản phụ cần được quan tâm hàng đầu để bổ sung đầy đủ các chất, tránh các thực phẩm có hại, giúp nhanh làm lành vết thương và đồng thời kích thích tuyến sữa về để cho trẻ bú.
Vấn đề của bà mẹ sinh mổ phải trải qua
Bà mẹ sinh mổ phải trải qua một cuộc phẫu thuật kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ. Trước đó, người mẹ sẽ được gây tê hoặc gây mê để mẹ không cảm thấy đau đớn khi phẫu thuật. Thông thường, sinh mổ được chỉ định trong trường hợp thai nhi quá lớn, thai ngôi ngược, vỡ ối sớm hoặc các vấn đề phát sinh khác.
Người mẹ sinh mổ chịu nhiều thiệt thòi hơn mẹ sinh thường do mất nhiều thời gian phục hồi, vết mổ dài và lớn hơn rất nhiều so với vết rạch ở tầng sinh môn khi sinh thường.
Người mẹ sinh mổ phải mất hơn 1 tuần để vết thương liền lại cơ bản, từ 2 – 3 tháng để tạo thành sẹo. Cảm giác đau sau khi hết thuốc tê sẽ rất kinh khủng, mẹ sẽ phải tập đi sau sinh. Sau đó, cơn đau vết mổ vẫn thỉnh thoảng xuất hiện cho đến khi chúng được 1 năm. Trong khi đó, vết khâu với mẹ sinh thường chỉ mất 1 tháng để hồi phục.
Sản phụ sau sinh mổ kiêng ăn gì?
Tránh thức ăn khó tiêu hóa
Sau khi sinh mổ, ruột bị động chạm, dạ dày bị ức chế do tác động của thuốc tê (mê), sức hoạt động của ruột cũng giảm. Do đó, sau khi phẫu thuật nếu sản phụ ăn nhiều sẽ rất khó để tiêu hóa, tích tụ thức ăn, lâu dần dễ dẫn tới táo bón và đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe.
Vì vậy, sau sinh mổ 6 giờ, tốt nhất là mẹ không nên ăn gì. Khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng cơ bản, mẹ mới nên ăn uống trở lại. Nếu quá đói sau khi sinh xong, mẹ chỉ nên ăn nhẹ với các thức ăn dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ như súp, cháo trắng để tăng dần nhu động ruột, thúc đẩy xì hơi và bài tiết dễ dàng.
Những thực phẩm nên kiêng cử hoàn toàn gồm thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas, chứa cồn, các loại gia vị và mỡ động vật. Tránh thức ăn cay vì chúng có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày, hơn nữa em bé cũng sẽ cảm nhận được hương vị trong sữa.
Tránh những thực phẩm gây đầy hơi, có mùi tanh
Chức năng tiêu hóa sau sinh mổ cần có nhiều thời gian để phục hồi. Do đó bà đẻ nên tránh các loại thực phẩm dễ lên men sinh khí như: đường, sữa đậu nành, tinh bột... để ngăn ngừa đầy hơi.
Bên cạnh đó, nên tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay… đồng thời không nên ăn quá sớm những thức ăn có vị tanh như: cá, ốc… Chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu tại vết mổ, khiến vết thương lâu lành.
Tránh thực phẩm tạo mủ, gây viêm, gây sẹo
Vết mổ sinh con sẽ là một vết sẹo lớn trên cơ thể, do đó bà đẻ nên kiêng khem một số thức ăn không tốt cho quá trình lành sẹo như cơm nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà, thịt bò... vì chúng sẽ làm tăng quá trình tạo mủ viêm, lâu lành sẹo và hay gây ra sẹo lồi.
Tránh các thực phẩm gây ra sắc tố đen, tránh làm vết sẹo sâu hơn như cà phê, chè, hạt tiêu hay rượu vang...
Tránh ăn đồ lạnh
Các loại thực phẩm lạnh, trái cây lạnh cũng nên kiêng ăn trong 40 ngày để ngăn chặn tổn thương cho đường tiêu hóa và răng của bà mẹ sau sinh
Kiêng các sản phẩm có caffeine
Không nên tiêu thụ các sản phẩm caffeine vì chúng có thể xâm nhập vào sữa mẹ và gây kích ứng cho bé, ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé sơ sinh. Ngoài ra, lượng caffeine dư thừa trong sữa mẹ còn có thể dẫn đến các vấn đề tăng trưởng ở bé.
Lời khuyên cho mẹ sinh mổ
Trải đều các bữa ăn trong ngày thay vì chỉ tiêu 3 bữa ăn chính, nên chia ra 5 đến 6 bữa ăn nhỏ trong ngày, mỗi bữa chỉ ăn vừa đủ.
Tránh nuốt thức ăn quá vội mà hãy dành thời gian nhai từ từ. Có thể mẹ sẽ rất khó có được một bữa ăn thoải mái khi có em trẻ sơ sinh bên cạnh, tuy nhiên mẹ có thể nhờ giúp đỡ để có thời gian tập trung nhai kĩ thức ăn.
Hãy cố gắng nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể, giấc ngủ sẽ giúp cơ thể bà mẹ sau sinh hồi phục tốt hơn. Cố gắng ăn nhiều bữa ăn nấu tại nhà với những nguyên liệu tươi ngon và hạn chế gia vị.
Có thể thấy, sản phụ sau sinh mổ cần kiêng cử một số thực phẩm không tốt cho vết mổ cũng như cơ thể yếu ớt sau sinh. Hãy tuân thủ thật tốt để quá trình hồi phục của mẹ được nhanh chóng.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.