5 khoản tiền quan trọng khi nghỉ việc người lao động bắt buộc phải biết kẻo mất quyền lợi
5 khoản tiền người lao động nhận được khi nghỉ việc
Khoản tiền trợ cấp thất nghiệp
Khoản tiền trợ cấp thất nghiệp là sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Bảo hiểm xã hội và không phải do người sử dụng lao động chi trả. Tuy nhiên, để được hưởng khoản tiền này, người lao động cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp ít nhất từ 12 tháng trở lên trong khoảng thời gian 24 tháng trước khi hợp đồng lao động chấm dứt.
- Đã đăng ký tình trạng thất nghiệp và nộp hồ sơ đăng ký nhận trợ cấp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
- Không tìm được việc làm mới sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Căn cứ theo điều 50 của Luật Việc làm 2013, người lao động chỉ cần đáp ứng các điều kiện trên sẽ được trả nợ cấp thất nghiệp theo cách tính sau:
Mức trợ cấp hàng tháng = Bình quan tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp x 60%.
Khoản tiền trợ cấp thôi việc
Dựa theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động năm 2019, để được hưởng khoản trợ cấp thôi việc, người lao động phải đáp ứng điều kiện sau:
- Chấm dứt hợp đồng lao động theo các điều kiện được quy định tại khoản 1,2,3,4,6,7,9 và 10 của Điều 34 trong Bộ luật Lao động năm 2019.
- Đã làm việc thường xuyên cho người lao động từ 12 tháng trở lên.
Khi đã đáp ứng đủ 2 điều kiện trên, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc mà mỗi năm làm việc. Mức trợ cấp sẽ bằng một nửa tháng tiền lương.
Trừ trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH hoặc người lao động tự ý nghỉ việc mà không có lý do chính đáng trong thời gian từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên.
Cách tính trợ cấp thôi việc cụ thể như sau:
Tiền trợ cấp thôi việc = ½ x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc x Thời gian làm việc để tính trợ cấp.
Trong đó:
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
Khoản tiền phép năm
Theo khoản 3 của Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, trong trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc mất việc làm mà vẫn còn ngày nghỉ hằng năm chưa được sử dụng hết, người sử dụng lao động phải thanh toán tiền lương tương ứng cho những ngày nghỉ chưa sử dụng.
Vậy nên, ngoài việc nhận tiền lương, người lao động còn có quyền nhận được tiền phép năm chưa sử dụng nếu trong trường hợp hợp đồng lao động kết thúc hoặc mất việc làm.
Khoản tiền lương cho những ngày làm việc chưa được thanh toán
Theo quy định tại Điều 48 của Bộ Luật Lao Động năm 2019, trong khoảng thời gian 14 ngày làm việc tính từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động (trong đó bao gồm tiền lương).
Thời hạn thanh toán này có thể kéo dài, nhưng không vượt quá 30 ngày trong các trường hợp sau:
- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
- Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
Thực hiện việc chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập; bán, cho thuê hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
Do thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
Khoản tiền trợ cấp mất việc làm
Dựa theo Điều 47 của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp mất việc khi thỏa mãn hai điều kiện sau:
Chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 11 của Điều 34 trong Bộ luật Lao động năm 2019.
Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ 12 tháng trở lên.Nếu đáp ứng cả hai điều kiện trên, người lao động sẽ được người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc. Mức trợ cấp này sẽ được tính dựa trên thời gian làm việc đã tích lũy và tiền lương tháng trước khi mất việc.
Cụ thể, mức trợ cấp mất việc sẽ được tính như sau:
Mức trợ cấp mất việc = Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp x Tiền lương tháng tính hưởng trợ cấp.
Trong đó:
Thời gian làm việc để tính trợ cấp: là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...