1. Làm lễ cúng ông Công ông Táo không đúng ngày

Thực chất, gia chủ vẫn có thể làm lễ cúng ông Công ông Táo từ ngày 21 đến 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, gia chủ tuyệt đối không được làm lễ cúng sau ngày 23 bởi thời điểm này ông Công ông Táo đã bay về trời, sẽ không còn nhận được lễ lộc bạn dâng cúng hay ghi nhận những lời cầu nguyện để bẩm báo lại với Ngọc Hoàng.

2. Đốt quá nhiều vàng mã

Quan niệm dân gian cho rằng, chỉ cần chuẩn bị đủ 3 bộ mũ áo vàng mã cho 2 vị Táo ông và 1 Táo bà, 3 con cá chép là đủ. Sau khi làm lễ cúng, gia chủ hãy hóa vàng cẩn thận để các vị Táo nhận được cá chép để cưỡi về trời. Người xưa quan niệm rằng, nếu đồ vàng mã cháy không hết thì các vị thần sẽ không nhận được phần còn sót lại ấy.

Ảnh minh họa: Internet

3. Ném cá chép từ trên cao

Cá chép chính là con vật các vị Táo dùng thay cho ngựa để cưỡi về trời, bẩm báo về cuộc sống của gia đình bạn trong một năm qua. Thế nên, gia chủ đừng ném cá từ trên cao xuống sẽ khiến chúng hoảng sợ. Hãy nhẹ nhàng thả cá chép xuống hồ, sông và đừng quên mang túi ni lông về thay vì vứt bừa bãi kẻo gây ảnh hưởng đến môi trường.

4. Đặt món đại kỵ lên mâm lễ

Mâm cúng ông Công ông Táo là lễ chay hoặc mặn, thế nhưng gia chủ tuyệt đối không được dâng cúng Táo quân thịt vịt, thịt chó, thịt chim. Người xưa quan niệm rằng, nếu trót dâng những món này lên mâm cúng gia đạo sẽ rối ren, gặp nhiều bất trắc, xui xẻo.

5. Cầu xin tài lộc khi cúng ông Táo

Hằng năm, cứ ngày 23 tháng Chạp ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng về những gì đã xảy ra dưới nhân gian. Thế nên, khi làm lễ cúng gia chủ chỉ nên cầu bình an, hạnh phúc đến với gia đình mình. Đừng dại dột cầu tài xin lộc hay cầu duyên vì sẽ không linh nghiệm mà còn đắc tội với chư vị thần.

*Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.