5 điều gây hại cho thai nhi 11 tuần tuổi mà mẹ bầu cần lưu ý
11 tuần tuổi là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của thai nhi. Theo đó, cơ quan sinh dục của bé cũng đã bắt đầu hình thành nhưng vẫn cần một thời gian nữa mới xác định được giới tính. Ngoài ra, gan cũng đang hoạt động để tạo hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể cùng với sự phát triển của các tế bào và khớp thần kinh.
Do đó, mẹ bầu cần một chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, điều này không chỉ giúp thai nhi phát triển toàn diện mà còn làm giảm các triệu chứng khó chịu khi mang thai. Và dưới đây sẽ là 5 điều cấm kỵ có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi mà các mẹ bầu cần thay đổi ngay.
Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu khoa học
Khi mang thai 11 tuần tuổi, mẹ bầu cần xây dụng cho mình một chế độ ăn uống khoa học để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng như thai nhi. Theo đó, nên hạn chế ăn các loại hải sản (cua, tôm, rong biển,...), đồ ăn có tính cay nóng (thịt dê, thịt chó, vải, ớt, mùi tạt, cà ri, tiêu,...) bởi chúng đều không tốt cho sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.
Đồng thời, những loại thực phẩm này còn gây ra nhiều chứng bệnh khó chịu trong thai kỳ như: nóng trong người, ợ nóng, mụn nhọt,..., đồng thời gây trở ngại cho việc tạo máu nuôi dưỡng thai nhi hoặc gây ra hiện tượng sảy thai, sinh non. Bên cạnh đó, bà bầu cũng không nên ăn các đồ ăn lạnh bởi nó sẽ làm kích thích tràng vị dẫn đến đi ngoài, không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Ngoài ra, không nên bỏ bữa trong ngày, nhất là bữa sáng bởi điều này sẽ làm thiếu hụt chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể, đồng thời khiến mẹ bầu mệt mỏi và uể oải. Đặc biệt, nên ăn nhiều trái cây và rau xanh để bổ sung dưỡng chất cũng như vitamin cho cả mẹ và bé. Trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén quá nhiều thì có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thay vi 3 bữa chính. Thông thường, hiện tượng bị nghén sẽ giảm dần khi qua giai đoạn thai nhi 11 tuần tuổi.
Thường xuyên sử dụng thực phẩm có chứa nhiều cafein
Sự phát triển của thai nhi rất nhạy cảm với các chất kích thích, đặc biệt là cafein có trong trà, cà phê,... Do vậy, mẹ bầu nên thay đổi thói quen thường xuyên sử dụng thực phẩm chứa nhiều cafein mà thay vào đó nên uống các loại trà thảo dược có chỉ định của bác sĩ hoặc nước ép trái cây.
Bên cạnh đó, mẹ bầu nên uống nhiều nước (khoảng 8 cốc) trong ngày, bởi điều này có thể giúp giảm cảm giác khó chịu gây ra từ cơn ốm nghén. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý không nên uống nước trước khi ngủ để tránh phải thức giấc nhiều lần vào ban đêm.
Không vệ sinh răng miệng
Khi mang thai, bà bầu thường gặp phải các vấn đề về răng miệng do các hormone trong thai kỳ tác động tới nướu và lợi khiến thức ăn dễ bám vào răng hơn, lợi dễ chảy máu,... dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, sâu răng. Do vậy, mẹ bầu cần vệ sinh thật sạch sẽ trước và sau khi ngủ. Theo đó, mẹ bầu nên chọn loại bàn chải và kem đánh răng thích hợp thể tạo cảm giác dễ chịu khi vệ sinh răng miệng như bạc hà. Ngoài ra, nếu thấy răng lợi có hiện tượng bất thường thì nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Làm đẹp quá mức
Thời điểm thai nhi 11 tuần tuổi, mẹ bầu nên hạn chế chăm sóc sắc đẹp cho bản thân như: dưỡng da, sơn móng tay, uốn nhuộm tóc,... bởi thời điểm này cơ thể thai nhi còn non nớt, dễ bị ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài. Ngoài ra, không nên xông hơi hay tắm bồn nước nóng bởi sự gia tăng nhiệt độ cơ thể khi mang thai cũng dễ làm tăng nguy cơ dị thật thai nhi.
Bên cạnh đó, nên hạn chế làm đẹp bằng cách sơn móng tay bởi các hóa chất trong sơn móng tay có thể khó thấm qua da nhưng mùi của chúng thì hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và thai nhi.
Tư thế ngủ không đúng cách
Ở tuần thai thứ 11, mẹ bầu cần hạn chế một số tư thể ngủ sai cách, nhất là tư thế nằm sấp bởi nó sẽ làm tăng lưu lượng máu cho thai nhi. Bên cạnh đó, đây là thời điểm mẹ bầu hay cảm thấy mệt mỏi, ngủ không ngon giấc và có những giấc mơ kỳ lạ khiến bạn hay thức giấc nửa đêm. Bởi vậy, mẹ bầu nên tập một số bài thể dục nhẹ nhàng, vận động một chút trước khi ngủ sẽ giúp cải thiện tình hình tốt hơn.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.