Khi bước vào những tháng cuối thai kỳ, bụng của bà bầu sẽ lớn hơn bao giờ hết và cơ thể sẽ có nhiều thay đổi để chuẩn bị cho cuộc "vượt cạn" sắp tới. Đồng thời, đây cũng là thời điểm thai nhi đã lớn lên rất nhiều khiến tử cung của bạn phình to ra và chèn lên các cơ quan nội tạng xung quanh. Điều này sẽ làm mẹ bầu có cảm giác khó chịu và mệt mỏi tăng dần lên.
Không chỉ vậy, đây cũng là khoảng thời gian có khá nhiều biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ "ghé thăm" bà bầu. Chính vì vậy, các mẹ cần tìm hiểu cặn kẽ những dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai 3 tháng cuối để ngăn ngừa cũng như nhanh chóng đến bác sĩ để thăm khám và chữa trị kịp thời.
Mất cảm giác căng tức ngực
Từ tuần thứ 8 đến cuối thai kỳ, vòng 1 của mẹ bầu sẽ dần tăng kích cơ, kèm theo các cơn đau tức ngực, tiết sữa non và ngứa hay rạn da vùng ngực. Tuy nhiến, nếu những dấu hiệu này bỗng nhiên biến mất thì khả năng cao đã xảy ra hoại tử Villous, có thể thai đã bị chết lưu trong tử cung.
Tiểu ít hoặc không buồn tiểu
Thường xuyên muốn đi tiểu là tình trạng thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ do tử cung ngày một to gây áp lực lên bàng quang. Nếu mẹ bầu thấy số lần tiểu ít đi hoặc không buồn đi tiểu thì có thể là những dấu hiệu của việc cơ thể bị mất nước hoặc tiểu đường khi mang thai.
Chiều cao vùng bụng tăng nhanh
Đây có thể là dấu hiệu của việc thai nhi phát triển bất thường như: dư ối, đa ối. Khi gặp tình trạng này mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để siêu âm và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Cơ thể sưng phù
Nếu cơ thể sưng phù trong thời gian dài hay đau đầu kéo dài là dấu hiệu nổi bật của chứng tiền sản giật (kèm với rối loại thị giác, huyết áp tăng rất cao).
Tăng cân nhanh
Trong thời gian mang thai, mẹ chỉ nên tăng từ khoảng 11 - 16 kg và 3 tháng cuối thai kỳ là 6kg. Nếu số cân tăng quá nhanh hoặc quá ít, đi kèm với phù nề, đau đầu, rối loạn thị giác thì đây chính là những dấu hiệu của tiền sản giật.
Thai máy bất thường
Số lần thai máy ít đi hoặc không máy vào những thời điểm cố định đều là những biểu hiện cho thấy thai nhi có thể đã bị chết lưu.
Xuất huyết âm đạo
Trong giai đoạn cuối thai kỳ, chảy máu âm đạo là triệu chứng thường gặp của bệnh nhau tiển đạo. Nếu ra máu đi kèm với đau bụng, thì có thể đã bị nhau bong non. Nguy hiểm hơn là vỡ tử cung, mạch máu tiền đạo hay nguy cơ sinh non.
Vàng da kèm theo ngứa toàn thân
Hormon nội tiết tố khiến cơ thể bị ngứa ngoài da ở những vùng mồ hôi như ngực, lưng. Tuy nhiên, nếu mẹ cảm thấy ngứa khắp người kèm theo vàng da thì có thể là dấu hiệu của hội chứng ứ mật intrahepatic, tức là chức năng gan đã bị tổn thương, có thể dẫn đến ngạt thai, thai lưu, sinh non…
Đau bụng
Nếu mẹ bầu xuất hiện những cơn đau dữ dội, kéo dài ở bụng rồi lan sang lưng, bắp chân, kèm theo tử cung co cứng lại thì có khả năng mẹ bầu đã bị bong nhau non. Khi đó, mẹ bầu cần nhập viện ngay để tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Dịch âm đạo có mùi
Khi mang thai, mẹ bầu có nguy cơ bị viêm nhiễm âm đạo do sức đề kháng yếu. Theo đó, nếu phát hiện dịch âm đạo có mùi lạ, mẹ nên đi khám và điều trị dứt điểm. Tránh để tới khi thai nhi chào đời, khi qua âm đạo, vi khuẩn tiếp xúc với thai nhi có thể gây viêm niêm mạc miệng, viêm da,… Trước thời điểm thai nhi tuần từ 37, nếu dịch tiết âm đạo xuất hiện đồng thời với những cơn co thắt giả, thì mẹ bầu có nguy cơ cao sinh non.