Hiện nay, theo thống kê thì tỷ lệ trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh là khá cao do không được phòng và điều trị kịp thời. Trong đó, có phân nửa trường hợp mắc bệnh đều không rõ nguyên nhân là do yếu tố di truyền hay môi trường. Theo đó, các trường hợp này đều để lại những di chứng rất nặng nề cho em bé. 

Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y tế hiện nay thì không ít trường hợp dị tật bẩm sinh được can thiệp kịp thời qua việc sàng lọc dị tật trong thai kỳ hoặc can thiệp phẫu thuật sớm. Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh một số dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ để có cách phòng tránh và điều trị kịp thời.

Việc phát hiện sớm dị tật bẩm sinh ngay từ trong giai đoạn bào thai có ý nghĩa rất lớn trong công tác điều trị nhằm đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính các bé và bố mẹ. (Ảnh minh họa: Internet)

Sứt môi, hở hàm ếch

Theo đó, nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do yếu tố di truyền quyết định hoặc do người mẹ khi mang thai hút thuốc lá, uống rượu bia quá nhiều. Theo đó, các bé bị dị tật này sẽ có phần môi trên hoặc vòm họng, có khi cả hai phát triển không đồng đều. 

Tim bẩm sinh

Căn bệnh này xuất hiện khi tâm thất phải và trái có thể liên thông với nhau vì xuất hiện một lỗ thủng tại vách tim, vốn là nơi có tác dụng ngăn cách hai tâm thất. Thông thường, theo tự nhiên thì lỗ thủng này sẽ tự bít lại mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, trường hợp thông liên thất có kích thước lớn thông liên thất phễu hoặc thông liên thất gây áp lực lên vùng phổi… có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nên cần phải phẫu thuật.

Hội chứng Down

Đây là căn bệnh do hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể liên quan rất nhiều đến độ tuổi của người mẹ, tuổi thai phụ càng cao thì con sinh ra càng dễ mắc bệnh Down. Theo đó, hội chứng Down có nhiều cấp độ khác nhau, trong đó, có những bé sinh ra không khác gì trẻ bình thường, nhưng cũng có những bé lại mang những đặc điểm điển hình như: Ót đầu phẳng và thẳng, hai tai bất thường, mắt lệch vào trong, lưỡi thè ra và mặt có nếp gấp. Chính vì thế, để phát hiện tình trạng dị tật này sớm ở trẻ thì mẹ bầu nên đi siêu âm đo độ mờ da gáy ở giữa tuần 11 - 14 của thai kỳ.

Down là bệnh lý thường gặp ở trẻ và có thể phát hiện sớm nhờ siêu âm đo độ mờ da gáy ở giữa tuần 11 - 14 của thai kỳ. (Ảnh minh họa: Internet)

Hội chứng khoèo bàn chân

So với những dị tật về vận động thông thường thì đây là hội chứng có tỷ lệ trẻ bị mắc cao nhất. Theo đó, khi trẻ bị dị tật này thì sẽ có phần lòng bàn chân quặp xuống và hướng vào trong, hoặc quặp lên trên và hướng ra ngoài. Ngoài ra, nó có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên lòng bàn chân. 

Thông thường, trẻ sẽ được can thiệp và chữa trị bệnh này từ sớm bằng cách nắn bột và chỉnh hình theo một liệu trình nhất định. Ngoài ra, dị tật này còn có thể được phát hiện sớm nhờ việc siêu âm thai kỳ.

Khuyết hậu môn

Tuy tỉ lệ dị tật này là rất thấp nhưng vẫn là rủi ro mà các bậc phụ huynh rất hoang mang. Theo đó, khuyết hậu môn là tình trạng hậu môn bị tịt do xuất hiện màng da mỏng bịt kín lỗ hoặc do ống liên thông giữa hậu môn và ruột già không phát triển. Tuy nguyên nhân của dị tật này chưa được xác định nhưng cũng có thể do người mẹ bị nhiễm virus, tia phóng xạ hoặc dùng thuốc trong thai kỳ.