5 cách loại bỏ thuốc trừ sâu trên rau củ quả đơn giản nhưng FDA cảnh báo một điều ít ngờ tới
Rau củ quả là thực phẩm giá rẻ, có ở khắp nơi và được các bác sĩ khuyên nên ăn hằng ngày để cung cấp chất xơ, các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Tuy nhiên, bụi bẩn, vi khuẩn có thể bám vào rau củ quả, nhất là vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu khiến người tiêu dùng lo lắng. Vì vậy, làm thế nào để có thể loại bỏ những chất này?
Theo chuyên gia dinh dưỡng Jin Jin, khoa Dinh dưỡng Lâm sàng, Bệnh viện Quốc tế Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, để loại bỏ thuốc trừ sâu trong rau củ và trái cây, chúng ta có thể thực hiện một trong các cách sau:
Rửa rau củ quả dưới vòi nước là cách loại bỏ bụi bẩn, thuốc trừ sâu rất tốt. Ảnh minh họa.
Ngâm và rửa bằng nước sạch
Theo chuyen gia dinh dưỡng Jin Jin, rửa là phương pháp cơ bản để loại bỏ các chất bẩn và thuốc trừ sâu khác bám trên bề mặt rau quả. Sau khi rửa sạch chất bẩn trên bề mặt, bạn ngâm rau quả trong nước sạch tối thiểu 10 phút. Có thể sử dụng chất làm sạch rau quả để tăng khả năng hòa tan thuốc trừ sâu. Sau khi ngâm, bạn rửa sạch rau quả dưới vòi nước chảy vài ba lần.
Cách này có thể áp dụng với các loại rau lá, chẳng hạn như rau bina, rau diếp, bắp cải...
Ngâm với dung dịch kiềm
Rửa sạch bụi bẩn bán trên rau củ quả, ngâm trong dung dịch kiềm khoảng 5-15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch 3-5 lần. Tất cả những loại rau và trái cây đều có thể áp dụng theo cách này.
Rửa rau củ quả bằng bột baking soda cũng là cách được nhiều người áp dụng. Ảnh minh họa.
Gọt vỏ
Trên bề mặt một số loại củ quả có thể còn tồn dư thuốc trừ sâu nên gọt vỏ là cách để loại bỏ các hóa chất này hiệu quả nhất. Các loại trái cây và rau quả có thể áp dụng theo cách này là: Táo, lê, kiwi, dưa chuột, cà rốt, dưa chuột, bí ngô, bí xanh, cà tím, củ cải...
Chần bằng nước sôi
Thuốc trừ sâu dễ bị phân hủy khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, vì vậy việc bạn có thể chần rau quả bằng nước sôi. Phương pháp này có nhược điểm lớn là nhiều loại trái cây, rau củ sẽ bị héo rũ sau khi tiếp xúc với nước nóng. Cách làm chung là chần rau trong nước sôi khoảng 1-3 phút, vớt ra rửa sạch.
Để trái cây một thời gian mới ăn
Đối với những loại củ quả có thể bảo quản lâu, có thể để chúng nhiều ngày mới ăn. Oxy trong không khí và các hoạt chất như enzyme trong rau có thể phản ứng với dư lượng thuốc trừ sâu, khiến hóa chất bị phá hủy, giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và độc tính của chúng.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Jin Jin, phương pháp này phù hợp với táo, kiwi, dưa chuột và các giống củ quả không dễ hư hỏng khác. Một cách khác để hạn chế thuốc trừ sâu là mua các loại rau củ quả theo mùa tại địa phương.
Chần rau củ qua nước sôi giúp loại bớt bụi bẩn, thuốc trừ sâu nhưng lại dễ hao hụt chất dinh dưỡng. Ảnh minh họa.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), Mỹ, cũng cho rằng, ăn nhiều loại trái cây và rau quả rất quan trọng để có chế độ ăn uống lành mạnh. Vì vậy để làm giảm nguy cơ tiếp xúc với thuốc trừ sâu, chúng ta cần lưu ý:
- Rửa trái cây và rau quả ngay cả khi bạn không định ăn cả vỏ.
- Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước và sau khi xử lý trái cây và rau củ tươi.
- Giữ trái cây hoặc rau củ dưới dòng nước chảy trong lưới lọc. Mẹo này loại bỏ nhiều thuốc trừ sâu hơn là ngâm sản phẩm.
Với một số loại củ, quả... gọt vỏ rồi rửa sạch dưới vòi nước giúp loại bỏ chất bẩn. Ảnh minh họa.
FDA không khuyến nghị rửa trái cây và rau củ bằng xà phòng, chất tẩy rửa hoặc nước rửa sản phẩm thương mại. Theo cơ quan này, các sản phẩm này chưa được chứng minh là có hiệu quả hơn nước đơn thuần. "Không có phương pháp rửa nào đạt được hiệu quả 100% trong việc loại bỏ tất cả dư lượng thuốc trừ sâu", FDA thông báo.
FDA chỉ ra, nhiều người có thói quen chà sạch các sản phẩm cứng như dưa và khoai tây bằng bàn chải sạch vì cho rằng cách làm này có thể giúp loại bỏ nhiều chất cặn hơn. Nhưng đây là cách làm không đúng, không thể giúp loại bỏ được hóa chất bên trong rau củ.
Ngoài ra, việc rửa rau củ và trái cây trong nước ấm hay chần qua nước sôi có thể giúp loại bỏ chất độc nhưng đồng thời cũng loại bỏ cả chất dinh dưỡng. Vì vậy, chúng ta nên cân nhắc và nên lựa chọn cách làm phù hợp. Tốt nhất là nên loại bỏ các lớp lá ngoài của những thực phẩm có nhiều lá như rau diếp, bắp cải... sau dó rửa sạch từng cọng dưới vòi nước. Đối với đào, táo, xoài, lê... bạn có thể gọt vỏ, sau đó rửa sạch dưới vòi nước là cách để loại bỏ độc tố tốt nhất.
Loại chảo giá rẻ “đầu độc” người dùng vì chứa chất độc hại, đe dọa sức khỏe cả gia đình:...
Để tiết kiệm chi phí, nhiều người thường chọn mua những chiếc chảo gang giá rẻ mà không biết rằng nó có thể chứa những kim loại nặng và hóa chất độc hại. Thế nên việc chọn lựa chảo gang chất lượng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Có nên phơi quần áo, chăn màn trên cục nóng cho nhanh khô không? Vì sao lại không nên?
Trong quá trình sử dụng điều hòa, cục nóng tỏa ra luồng khí khô và nóng. Vì lý do này, nhiều người đã tận dụng nhiệt từ cục nóng để phơi quần áo, giúp tiết kiệm thời gian làm khô
Ưu nhược điểm của việc sử dụng cốc nguyệt san
Cốc nguyệt san là một sản phẩm dành cho phái nữ trong thời kỳ kinh nguyệt và được dùng để thay thế cho các loại băng vệ sinh truyền thống, giúp cơ thể năng động hơn mà không lo bị tràn trong suốt ngày dài.
Làm gì để hạn chế tác hại của nước mưa khi để ô tô ngoài trời?
Việc phải dừng đỗ xe ngoài trời khiến nhiều người lo ngại bởi đỗ xe dưới trời mưa sẽ làm "xế hộp" có nguy cơ hỏng hóc nhiều hơn. Cần làm gì để bảo vệ xe ô tô?