Trong hôn nhân, giữa vợ và chồng khó tránh khỏi những lúc tranh luận về chuyện tiền bạc. Nếu không giải quyết khôn khéo, sẽ vô tình làm tăng khoảng cách giữa hai người. 

Vậy phải làm thế nào để tiền bạc không phải là điểm tranh luận lớn trong cuộc sống hôn nhân.

Ảnh minh họa: Internet

Công khai các vấn đề tiền bạc cá nhân trước khi kết hôn

Trước khi kết hôn, các bạn hãy làm rõ quan điểm của nhau về chuyện tiền bạc. Bao gồm thu nhập cá nhân, số tiền mà các bạn tiết kiệm được, hoặc số tiền mà bạn đang nợ hay phải chu cấp cho gia đình bao nhiêu hàng tháng,...Thông báo về vấn đề này cũng là một cách tôn trọng đối phương khi bước vào mối quan hệ mà tất cả đều "chung". Vậy nên nếu bạn không nói ra, thì đây sẽ là vấn đề mỗi khi có mâu thuẫn xảy ra.

Bạn cứ thử nghĩ mà xem, nếu bạn có khoản nợ trước khi kết hôn nhưng sau cưới bạn mới nói cho nửa kia thì họ sẽ sốc như thế nào. Hay nếu mỗi tháng phải chu cấp cho gia đình nhưng không nói, hai vợ chồng có thể sẽ xảy ra tranh cãi không đáng có. 

Quy tiền bạc về một mối

Khi bước vào cuộc sống hôn nhân, các bạn sẽ có rất nhiều nguồn chi như mua sắm đồ gia dụng, tiền học của con, tiền báo hiếu cha mẹ,... Do đó, nếu sau khi kết hôn mà hai vợ chồng vẫn tiền ai người nấy tiêu thì sớm muộn gì cũng xảy ra xung đột khi cần chi tiêu cho việc chung.

Chính vì vậy, hai vợ chồng nên quy tiền bạc về một mối ngay sau khi kết hôn để cùng nhau lo toan, gánh vác tài chính gia đình. Khi đó, bạn sẽ hạch toán được tổng thu nhập của hai vợ chồng là bao nhiêu, cần tiêu bao nhiêu, tiết kiệm được bao nhiêu một tháng. Có như vậy, không những cải thiện tình hình kinh tế, mà bạn còn làm tăng tình cảm đôi bên. 

Ảnh minh họa: Internet

Đừng nói tiền “của tôi”, hãy nói và nghĩ tiền “của chúng ta”

Nhiều cặp vợ chồng thường so sánh thu nhập của nhau, thậm chí còn tỏ thái độ nếu người kia không kiếm nhiều bằng mình. Tuy nhiên đây là một điều sai lầm và thường là giết chết cuộc hôn nhân đó. 

Cho nên bạn sẽ là người sáng suốt trong việc giao tiếp về vấn đề tiền bạc với nửa kia của mình. Là "tiền của chung" để cùng nhau xây dựng tổ ấm. Chỉ khi có tư tưởng như vậy thì ngân sách gia đình mới dày lên được, vợ chồng mới hòa thuận, không bị tiền bạc chi phối.

Ảnh minh họa: Internet

Vợ chồng phải thống nhất các quan điểm về tiền bạc

“Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”, cho nên vợ chồng thống nhất được các quan điểm về tiền bạc thì cả hai mới hạn chế được việc cãi vã. Hãy thống nhất với nhau về người giữ tiền trong nhà, đương nhiên là bạn cũng phải tin tưởng vào đối phương để họ hoàn thành nghĩa vụ quan trọng này. 

Một người biết chi tiêu hợp lý sẽ là người thích hợp để giữ tiền trong nhà, hơn hết là người đó phải uy tín, minh bạch trong mọi chuyện. Có như vậy, vợ chồng mới không cải nhau về những chuyện vặt trong nhà.

Phải luôn có một ít tiền riêng

Ngoài đóng góp tiền bạc vào ngân sách chung của gia đình, vợ chồng cũng cần phải có một ít tiền riêng để đáp ứng những nhu cầu riêng như giao lưu với bạn bè,… Khoản này, mỗi người đều nên có, vợ có thể mua những gì mình thích, chồng có thể đi mua quà tặng vợ,...

Điều này tuy nhỏ nhưng không thể thiếu trong những khoản thu chi trong gia đình. Đừng đòi hỏi đối phương phải đáp ứng hết 100% nghĩa vụ phải chăm sóc gia đình, hãy để họ có những khoảng riêng nhé.