40 phút giành lại mạng sống cho bệnh nhân bị điện giật nguy kịch
Trước đó, Khoa Khám bệnh - Cấp cứu lưu bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Văn H. (25 tuổi, thuờng trú tại phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị điện giật, hôn mê sâu, da niêm mạc tái nhợt, chi lạnh, đồng tử giãn...
Tại khoa Cấp cứu, điện tâm đồ và siêu âm tim thấy tim không có hoạt động co bóp, ngưng tim, ngưng thở, đồng tử 2 bên giãn tối đa, không phản xạ với ánh sáng...
Nhiều lần hồi sức tích cực, hô hấp nhân tạo, bóp bóng qua Nội khí quản, ép tim ngoài lồng ngực, sốc điện liên tục, tiêm Adrenalin kết quả điện tim cho hình ảnh rung thất... Sau 6 lần thực hiện cấp cứu liên tục, bệnh nhân có mạch, điện tim cho hình ảnh rung thất. Kíp phẫu thuật tiến hành sốc điện liều 200jun.
Mạch tim trở lại với chu kỳ 60 lần/phút, đồng tử 2 bên có phản xạ ánh sáng. Bệnh nhân tiếp tục được hỗ trợ khí dung, thuốc giãn phế quản, lọc máu liên tục, duy trì vận mạch... Quá trình cấp cứu cho bệnh nhân kéo dài trong 40 phút liên tục, các bác sĩ dùng các biện pháp cấp cứu khẩn cấp như đặt nội quản, đánh sốc điện tim ngoài lồng ngực để lấy lại nhịp đập cho bệnh nhân.
Hiện tại bệnh nhân ổn định, gọi hỏi đáp ứng, vận mạch đã giảm liều, tiên lượng tốt, tiếp tục chăm sóc và theo dõi.
Theo người nhà, bệnh nhân bị điện giật, sau giật thở ngáp được người nhà sơ cứu ép tim, hô hấp nhân tạo rồi gọi cấp cứu đến Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh.
Bác sĩ Ân Hoàng Yến chia sẻ, đây lần đầu tiên bệnh viện cấp cứu một bệnh nhân tim ngừng đập trong thời gian dài như vậy vẫn có thể cứu sống được.
Đối với tai nạn điện giật, bác sĩ Yến lưu ý cần cắt nguồn điện ngay lập tức bằng cách tắc công tắc, ngắt cầu dao điện hoặc rút phích cắm điện. Nếu không với tới được dây điện, công tắc thì đứng trên vật khô cách điện như hộp gỗ, tấm cao su hay nhựa, dùng cây cán chổi hay chiếc ghế đẩu đẩy mạnh tay chân người bị nạn ra khỏi nguồn điện.
Tuyệt đối không được sờ vào người bị nạn nếu người đó chưa được tách ra khỏi nguồn điện. Sau khi đã ngắt điện, nếu người bị nạn bất tỉnh thì kiểm tra nhịp thở, mạch đập và cấp cứu hà hơi thổi ngạt, ấn tim khi cần thiết.
Nếu người bị nạn gần như bình thường, không bị thương tích thì khuyên người bị nạn nghỉ ngơi và theo dõi, nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ bệnh trở nặng thì đưa ngay người bị nạn tới cơ sở y tế gần nhất.
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...
Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện
Huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại sau khi phát hiện nhiều con chó cắn...
Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc sửa tổng thể Luật Bảo hiểm y tế thay vì chỉ sửa...