4 vấn đề sau sinh mà mẹ cần chuẩn bị tâm lý để không quá bỡ ngỡ và áp lực
Khó lấy lại vóc dáng, ảnh hưởng đến sự tự tin của người mẹ
Thân hình thon gọn, quyến rũ trải qua quá trình mang thai, sinh con sẽ có nhiều thay đổi lớn. Ngay cả sau khi bé chào đời, mẹ cũng rất khó lấy lại vóc dáng nhanh chóng và như ý muốn, đặc biệt là giai đoạn con còn quá nhỏ.
Mặc dù biết tất cả nên vì đứa con bé bỏng mà mẹ sẵn sàng hy sinh bản thân để con luôn khỏe mạnh và phát triển tốt. Tuy nhiên, đối diện với cân nặng quá cỡ, làn da bị “tàn phá” và nhiều vấn đề khác về ngoại hình vẫn khiến phụ nữ mất tự tin. Đây không những là nỗi khổ về vẻ ngoài khi giao tiếp mà còn ảnh hưởng đời sống gối chăn sau sinh của phụ nữ.
Chính vì vậy, các chuyên gia tâm lý trên Sohu khuyến cáo phụ nữ trước khi chuẩn bị mang thai nên chuẩn bị tốt về mặt tinh thần cho sự thay đổi của vóc dáng. Mẹ sau sinh cũng không nên quá bi quan, chỉ cần chú ý ăn uống, nghỉ ngơi và vận động hợp lý thì vẫn có cơ hội lấy lại thân hình “chuẩn” như trước.
Bé sơ sinh dễ khóc quấy khiến mẹ khó chăm sóc và mệt mỏi
Tâm lý phụ nữ sau sinh ngoài nỗi niềm về ngoại hình còn phải kể đến chuyện chăm con nhỏ. Dù là người đã có kinh nghiệm thì vẫn khó tránh khỏi cảm giác áp lực, mỏi mệt khi bé khóc quấy.
Thêm vào đó, cơ thể phụ nữ sau khi sinh con còn rất yếu, thậm chí là đau. Nếu là lần đầu có con thì mẹ càng khó khăn hơn vì không hiểu nhu cầu khi em bé khóc.
Lúc này, sự đỡ đần của người chồng và các thành viên trong gia đình rất cần thiết để giúp người mẹ giảm bớt căng thẳng và vất vả. Nếu không có sự hỗ trợ, phụ nữ sau sinh rất dễ kiệt sức, trầm cảm khi phải chăm con một mình trong giai đoạn đầu.
Cảm giác không được quan tâm, chăm sóc
Khi chào đón thành viên mới, gần như ai trong gia đình cũng đều tập trung vào thiên thần bé bỏng ấy. Điều này có thể khiến người mẹ có cảm giác mình bị “bỏ rơi” và sinh ra tâm lý tủi thân, buồn bã, không có lợi cho sức khỏe tâm sinh lý của mẹ.
Sau sinh, cơ thể yếu nên cảm xúc của phụ nữ càng nhạy cảm và dễ bị dao động, tổn thương. Vì vậy, sự quan tâm và đỡ đần của người bạn đời lúc này là cực kỳ quan trọng. Người đàn ông nên tinh ý hơn để kịp thời nhận ra những vất vả và nhu cầu của vợ, từ đó có hành động yêu thương, chăm sóc đúng lúc để tăng thêm tình cảm vợ chồng và giúp phụ nữ nhanh chóng lấy lại sức sống, niềm tin.
Mẹ chưa chuẩn bị tâm lý thật tốt
Ngay cả khi đã trải qua ca sinh nở thuận lợi, phụ nữ vẫn không thoát khỏi những lo âu khác như sợ mình không làm một người mẹ tốt như người ta, sợ sau này không giáo dục được con nên người, sợ cả chuyện ông xã sẽ chán và có tình cảm ngoài luồng v.v…
Những tâm lý này dễ khiến mẹ rơi vào trạng thái bi quan, trầm cảm, ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho trẻ và sự phục hồi cho mẹ. Người chồng nên tích cực hơn trong việc chia sẻ với vợ, giúp vợ giảm bớt vất vả và tạo điều kiện để không khí gia đình vui tươi, ấm áp hơn.
Nguồn: http://www.sohu.com/a/288025307_403761?_f=index_chan26news_29
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.