Bí đao còn gọi là bí xanh, bí phấn... là một loại quả dùng như rau tươi và làm mứt rất thông dụng. Trong thành phần của bí đao phần lớn là nước, không chứa lipid.

Khi chọn bí xanh nên chọn những quả vỏ xanh tươi, tránh chọn quả già sẽ nhiều hột, khi ăn sẽ có vị chua. Bảo quản bí xanh chỉ cần để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với anh sáng mặt trời.

Bí đao còn gọi là bí xanh, bí phấn... Ảnh minh họa: Internet

Theo y học cổ truyền, bí đao vị ngọt nhạt, tính ɭát, có công dụng thanh nhiệt, giải nhiệt và làm tan đờm, làm mát ruột và hết khát, lợi tiểu, làm hết phù, giải độc và giảm béo. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh lý hô hấp có ho và khạc đờm do nhiệt, bệnh đái đường, phù do bệnh thận, bệnh gan, pɨù khi mang thai...

Bí đao phổ biến nhất trong mùa hè, không chỉ có vị thanh mát mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số loại thực phẩm không nên kết hợp cùng bí đao.

Bí đao kỵ cá diếc

Cá diếc và bí đao đều là thực phẩm tính hàn, ăn cùng lúc dễ dẫn đến các chứng như tiêu chảy, đau bụng. Ảnh minh họa: Internet

Cá diếc là loài cá nước ngọt giàu dinh dưỡng, tác dụng kiện tỳ, lợi tiểu, bổ huyết, kích thích ăn ngon miệng. Tuy nhiên, cá diếc và bí đao đều là thực phẩm tính hàn, ăn cùng lúc dễ dẫn đến các chứng như tiêu chảy, đau bụng.

Bí đao kỵ với giấm

Bạn biết đấy, bí đao chứa nhiều vitamin và muối khoáng nhưng nếu ăn cùng giấm thì cơ thể chúng ta sẽ không hấp thụ được các vitamin và muối khoáng này. Vì vậy, trong bữa ăn, nếu đã ăn bí đao thì không nên ăn những món có giấm, bạn nhé!

Bí đao kỵ đậu đỏ

Bí đao kết hợp với đậu đỏ sẽ gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều, từ đó dẫn đến mất nước trong cơ thể. Ảnh minh họa: Internet

Đậu đỏ chứa nhiều dưỡng chất như đạm, vitamin và khoáng chất,... lại có công dụng giảm béo khá tốt. Bí đao có tính mát, giúp lợi tiểu. Kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều, từ đó dẫn đến mất nước trong cơ thể.

Bí đao kỵ muối

Bí đao rất tốt cho phổi và thận, giúp lợi tiểu, chữa ho. Tuy nhiên, nếu cho quá nhiều muối khi chế biến sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ điều trị bệnh của bí đao, nhất là khả năng chữa ho.

Bí đao không tốt với người huyết áp thấp, bị phong hàn (cảm lạnh), bị lạnh tay chân, lạnh bụng. Trong bí đao cũng có tinh chất xà phòng nên nếu chưa được nấu chín kỹ thì không nên ăn sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nếu lạm dụng ăn nhiều bí đao sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng dẫn đến thiếu chất, sức khỏe suy yếu.