Chúng ta ít nhiều đều đang có các thói quen xấu có hại cho sức khỏe. Vậy các thói quen xấu ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe? Sau đây là những thói quen bạn nên loại bỏ để tốt cho bản thân cũng như mọi người xung quanh.

1. Không tập thể dục đầy đủ

Ngay cả trước khi đại dịch đóng cửa các phòng tập thể dục và khiến nhiều người ở nhà, gần như 80% người Mỹ đã không tập đủ các bài tập thể dục hằng ngày được khuyến nghị. Theo Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia Mỹ, trong năm 2018 chỉ có 23% đáp ứng các hướng dẫn hoạt động thể chất của liên bang.

Ảnh minh họa: Internet

Tập thể dục có lợi cho mọi thứ từ hệ thống tim mạch và miễn dịch đến tâm trạng của bạn, giảm nguy cơ ung thư và có thể làm cho cơ thể bạn trẻ hơn theo đúng nghĩa đen. Các chuyên gia khuyên bạn nên tập thể dục cường độ trung bình ít nhất 150 phút hoặc 75 phút vận động mạnh mỗi tuần.

2. Ngồi yên một chỗ quá lâu

Ảnh minh họa: Internet

Chúng ta sinh ra được ưu ái cho sự linh động về mọi trạng thái không như những chiếc cây bám rễ vào đất. Nhưng vì công việc cuộc sống không ít người lại chọn ngồi một chỗ quá lâu. Việc này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ và khó lưu thông khí huyết. Để đảm bảo sức khỏe bạn nên đứng dậy di chuyển thay đổi tư thế mỗi 45 phút để tránh tê bì chân tay hoặc tích tụ mỡ thừa vùng hông eo.

3. Sạc điện thoại để qua đêm

Ảnh minh họa: Internet

Theo các chuyên gia, việc sạc điện thoại trong thời gian dài có thể khiến pin nhanh bị chai hơn. Dung lượng pin lý tưởng cho điện thoại là từ 30% đến 50%. Nếu bạn vẫn lo lắng rằng điện thoại của mình có thể bị "chết" giữa chừng gây bất tiện, bạn luôn có thể mang theo sạc dự phòng bên mình.

4. Ăn uống thiếu lành mạnh

Các thói quen sinh hoạt xấu có hại cho sức khỏe có thể kiên trì loại bỏ nhưng ăn uống thì đó là cả một quá trình. Bạn không thể ngừng ăn và cơ thể lại luôn khuyến khích bạn ăn thật nhiều trong mỗi bữa. Để làm chủ khẩu phần ăn thì chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hãy ăn đủ đừng ăn no vì cơ thể no nhưng bạn vẫn có cảm giác thèm ăn nữa. VIệc bạn cần làm chính là khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng và ăn chậm rãi để răng nghiền nát thức ăn kỹ hơn.

Ảnh minh họa: Internet

Thói quen ăn nhanh vội vàng hay ăn vặt cần được loại bỏ chúng là thủ phạm khiến bạn muốn ăn và thèm ăn. Ăn vặt cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ung thư và tăng cân béo phì. Do vậy bạn nên có thời khóa biểu ăn nghiêm khắc để hạn chế dần cảm giác thèm ăn.