4 sai lầm tuyệt đối không áp dụng để giảm cân ở độ tuổi dậy thì nếu không muốn trẻ bị hạn chế chiều cao tối đa
Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển nhanh về thể chất, tâm lý và sinh lý. Trong khi đó, rất nhiều bạn trẻ đã sớm ý thức giữ cân, giữ dáng... nên tự điều chỉnh chế độ ăn của mình.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc giảm cân tuổi dậy thì không hề đơn giản bởi nếu vừa muốn giảm cân vừa muốn phát triển mọi mặt, đặc biệt là chiều cao thì việc giảm cân cần được thực hiện khoa học và tránh tự ý thực hiện các chế độ ăn kiêng.
Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu xem con bạn có thực sự bị thừa cân hay không. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về những lo lắng của mình, về cân nặng tăng trong độ tuổi dậy của con để được tư vấn chính xác, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
4 sai lầm tuyệt đối không áp dụng khi muốn giảm cân ở độ tuổi dậy thì
- Không nhịn ăn để giảm cân
Nhịn ăn không những không mang lại hiệu quả giảm cân mà còn gây phản tác dụng vì khi bỏ bữa, cơ thể trẻ sẽ cảm thấy đói quá mức, dẫn tới ăn nhiều hơn. Không những vậy, bỏ bữa cũng là nguyên nhân khiến trẻ mệt mỏi, hay cáu gắt, uể oải...
- Không ăn kiêng hà khắc
Thực hiện chế độ ăn kiêng hà khắc, loại bỏ hoàn toàn 1 nhóm thực phẩm nào đó có thể khiến cơ thể bị thiếu chất, thiếu điều kiện để phát triển chiều cao tốt nhất.
- Không uống thuốc giảm cân
Cha mẹ cần thận trọng khi dùng thuốc giảm cân cho trẻ ở tuổi dậy thì vì các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ khôn mong muốn.
- Không luyện tập thể dục quá sức
Ép cơ thể luyện tập quá sức sẽ ảnh hưởng nhiều tới thể chất, tinh thần, thậm chí còn khiến trẻ bị rối loạn ăn uống, tác động tiêu cực tới sức khỏe.
Cách để giảm cân ở tuổi dậy thì an toàn và hiệu quả
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng. Các nghiên cứu cho thấy những người không ngủ đủ giấc sẽ có nguy cơ thừa cân cao hơn những người ngủ đủ 7 đến 8 giờ mỗi đêm. Trẻ trong giai đoạn dậy thì cần ngủ nhiều hơn, khoảng từ 9–10 giờ mỗi ngày để cơ thể tăng trưởng tốt nhất và hạn chế nguy cơ tăng cân.
Chế độ ăn khoa học
Chế độ dinh dưỡng tuổi dậy thì phải cung cấp đủ dưỡng chất và hàm lượng vitamin tốt cho sự phát triển toàn diện cơ thể. Do đó, thực đơn mỗi ngày cần đáp ứng đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm: chất béo tốt, chất đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
Các nhóm chất này sẽ có nhiều trong các thực phẩm như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt, cá, trứng, sữa và đậu nành… Ngoài ra, nên tránh ăn các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao nhưng chứa ít chất dinh dưỡng như kẹo, bánh quy, nước ngọt, trà sữa, thức ăn nhanh và các loại thực phẩm chế biến sẵn.
Uống đủ nước
Cơ thể con người chiếm tới 70% là nước. Việc uống đủ lượng nước mà cơ thể cần mỗi ngày sẽ tăng cường trao đổi chất, giúp chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng nuôi cơ thể. Mỗi ngày, trẻ tuổi teen nên uống khoảng 1.5 – 2 lít nước. Tuy nhiên, cần lưu ý là chỉ nên uống nước lọc, nước hoa quả, tránh uống nước ngọt, đồ uống có cồn như rượu bia.
Hoạt động thể chất
Các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động thể thao mà trẻ yêu thích và phù hợp với trẻ như đi bộ đường dài, đạp xe, bóng đá, yoga, bơi lội, khiêu vũ... Ngoài ra, trẻ cũng có thể tham gia vào các hoạt động xã hội để tăng mức độ hoạt động.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...