Nhiều người quan niệm rằng, người châu Á nói chung thấp bé là điều hiển nhiên do gen di truyền. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng đây là một quan điểm sai lầm. Bởi chiều cao của một người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó gồm: dinh dưỡng, sự rèn luyện thân thể, di truyền và cả những vấn đề khác như bệnh tật, môi trường sống …

Thực tế, nhiều gia đình bố mẹ thấp bé nhưng không có nghĩa tiềm năng di truyền của họ thấp. Bởi lẽ, có thể khi còn trẻ họ chưa có chế độ dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi... khoa học nên chiều cao hiện tại không phản ánh đúng. Tương tự đối với trẻ em, nếu các bé không được tối ưu hóa tiềm năng di truyền bằng dinh dưỡng, vận động khoa học thì khả năng phát triển chiều cao hạn chế.

Ảnh minh họa

4 sai lầm khiến trẻ bị hạn chế chiều cao tối đa

Bỏ lỡ các giai đoạn vàng

3 giai đoạn vàng có sự phát triển chiều cao vượt trội gồm: giai đoạn bào thai, 0-3 tuổi và tiền dậy thì, dậy thì (khoảng 6-13 tuổi với nữ và 7-14 tuổi với nam). Trẻ cần được chăm sóc tốt vào giai đoạn này để có cơ hội phát triển chiều cao tối đa. Tuy nhiên, nhiều gia đình phát hiện trẻ bị thiếu chiều cao thì đã muộn, khi trẻ đã đến tuổi đi học hoặc muộn hơn ở tuổi dậy thì.

Tự ý bổ sung canxi và hormone tăng trưởng

Nhiều phụ huynh cho rằng chỉ có canxi mới giúp trẻ tăng chiều cao. Tuy nhiên, canxi chỉ là một trong nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Nếu chỉ bổ sung canxi mà thiếu sắt, kẽm, vitamin D... thì cơ thể trẻ cũng không thể hấp thụ canxi tốt.

Ngoài ra, việc bổ sung dư thừa canxi có thể dẫn đến cốt hóa các đầu xương sớm, ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Vì vậy, có thể gây tác dụng ngược khiến trẻ thấp oan uổng.

Ngủ không đủ giấc

Sự tăng trưởng chiều cao của trẻ được điều chỉnh bởi các hormone tăng trưởng (GH) và yếu tố tăng trưởng giống Insulin-1 (IGF-1) do các tuyến nội tiết trong cơ thể trẻ tiết ra để tái tạo mô, thay thế tế bào, phát triển tế bào cơ xương, kích thích hoạt động của sụn tăng trưởng...

Trong đó, Hormone tăng trưởng GH được tiết ra trong máu thường xuyên, đặc biệt đạt đỉnh (cao gấp 3-4 lần) sau các hoạt động thể chất mạnh và khi trẻ ngủ ngon trong khoảng 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng. Vì vậy, để phát triển tối đa chiều cao, trẻ nhỏ từ 3-5 tuổi cần ngủ 10-13 giờ mỗi ngày; trẻ từ 6-13 tuổi cần ngủ 9-11 giờ mỗi ngày và thanh thiếu niên từ 14-17 tuổi cần ngủ 8-10 giờ mỗi ngày.

Tập luyện sai cách

Việc chọn đúng bài tập, hiểu đúng kỹ thuật là rất quan trọng đối với trẻ. Vận động một cách khoa học giúp trẻ kích thích các đầu xương, sụn tăng trưởng. Các nhóm cơ, dây chằng phát triển giúp trẻ hấp thu dưỡng chất và đưa dưỡng chất vào xương tốt hơn.

Lưu ý, cần tránh các bài tập cường độ cao, có va chạm mạnh, các bài tập có trở kháng nặng (với tạ) và các bài tập gây kiệt sức vì có thể gây tác dụng ngược, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Ngoài ra, trẻ cũng cần tập luyện phát triển đều kỹ năng nhanh, mạnh, bền, dẻo dai... Đồng thời, bé phải được kiểm tra, đánh giá toàn diện về các nguy cơ, rủi ro, tổn thương cơ xương khớp có thể xảy ra.

Lời khuyên về dinh dưỡng giúp trẻ tăng tối đa chiều cao

- Cho trẻ ăn nhiều loại trái cây và rau củ mỗi ngày.

- Mua trái cây tươi và rau quả, nếu có.

- Thịt gà, cá, trứng, các loại hạt và gà tây là những lựa chọn tuyệt vời vì chúng cung cấp một số nguồn protein lành mạnh

- Cho trẻ ăn các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo, chẳng hạn như pho mát và sữa.

- Đảm bảo trẻ vẫn được cung cấp đủ nước. Nên uống 5, 8 cốc nước (5-8 tuổi), 7 cốc (9 đến 12 tuổi) và 8 đến 10 cốc (13 tuổi trở lên).

- Hạn chế hoặc loại bỏ các bữa ăn thức ăn nhanh.

- Giúp trẻ tự có ý thức để thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh.

- Đọc tất cả các nhãn thực phẩm và thực hiện các tìm hiểu nhất định trước khi cho trẻ sử dụng bất cứ thực phẩm nào.