Đậu phụ được làm chủ yếu từ đậu tương. Nó là một trong những món ăn phổ biến của nhiều người bởi những tính năng ưu việt: dễ ăn, dễ tiêu hóa, nhiều dinh dưỡng, dễ chế biến, giá thành rẻ...

Đậu phụ có thành phần dinh dưỡng, trong đó chủ yếu là protein, 100gr đậu phụ hàm lượng protein chiếm hơn 34%, ngoài ra đậu phụ còn chứa 8 loại axit amin, khoáng chất, canxi… có công dụng hỗ trợ trong việc phòng và trị một số bệnh rất hiệu quả khi kết hợp với một số gia vị và thực phẩm.

Vì quá kỳ vọng vào dinh dưỡng trong đậu phụ, nhiều người chọn đậu phụ thay rau, đồng thời do giàu protein nên mọi người coi đậu phụ là "thịt động vật". Bên cạnh đó, nhiều người có nhu cầm giảm béo còn chọn đậu phụ là thực phẩm chính và có thể ăn no...

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, đấy là những sai lầm cần sớm loại bỏ, vì thực tế lượng carbohydrate quá cao. Ngoài ra, đậu phụ tuy có chứa các protein tốt nhưng hàm lượng và tỉ lệ axit amin trong protein từ đậu phụ không hoàn toàn đầy đủ và cũng không phải là giải pháp tối ưu cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ protein.

Các chuyên gia khuyến cáo, không nên ăn đậu phụ quá nhiều, chỉ nên ăn 2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 100g/người. 

Lưu ý, không nên kết hợp đậu phụ cùng thịt dê, cải bó xôi, mật ong, quả hồng xiêm và hành lá... vì có thể tạo ra các phản ứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Ngoài ra, cần tránh những sai lầm phổ biến sau:

Không ăn đậu phụ thay rau

Nhiều người cho rằng đậu phụ rất mát, lại có nguồn gốc thực vật nên có thể sử dụng thay rau ăn hàng ngày. Điều này là không đúng, bởi dù đậu phụ có nguồn gốc thực vật nhưng lại không chứa chất xơ. Nếu bạn ăn đậu phụ thay rau kéo dài trong nhiều ngày, bạn sẽ bị táo bón kèm theo hàng loạt những hệ lụy sức khỏe và dinh dưỡng khác khi ăn một chế độ thiếu chất xơ.

Không ăn đậu phụ thay thịt

Đậu phụ được gọi là "thịt thực vật" vì rất giàu protein nên nhiều người nghĩ có thể ăn thay thịt, vừa an toàn và rẻ tiền hơn. Tuy nhiên đây là những sai lầm cần sớm thay đổi, bởi hàm lượng và tỉ lệ axit amin trong protein từ đậu phụ không phải là hoàn toàn đầy đủ… Vì vậy khi ăn đậu phụ vẫn cần phải ăn kèm với một số loại protein như trứng và thịt.

 

Ảnh minh họa

Không ăn khi cơ thể thiếu máu, thiếu i-ốt

Đậu phụ rất giàu protein thực vật, ăn nhiều không những gây trở ngại cho việc hấp thụ sắt trong cơ thể mà còn dễ làm cho protein tiêu hóa không tốt, xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, chướng bụng v.v...

Đậu tương để làm đậu phụ hàm chứa một loại chất gọi là saponins. Chất này thúc đẩy I-ốt trong cơ thể bài tiết. Trong thời gian dài ăn quá nhiều đậu phụ dễ gây ra thiếu I-ốt và gây ra các bệnh do thiếu I-ốt.

Không ăn khi mắc bệnh thận

Đối với người cao tuổi, người bị bệnh thận thì khả năng bài tiết chất thải của thận kém đi, lúc này nếu không chú ý ăn uống, ăn đậu phụ hằng ngày, tức là dung nạp quá nhiều protein thực vật sẽ làm cho cơ thể sản sinh ra nhiều chất thải chứa nitơ, tăng thêm gánh nặng cho thận, làm cho chức năng của thận lão hóa hơn, không có lợi cho sức khỏe.

Ngoài ra đối với người mắc bệnh gout cũng nên hạn chế, đề phòng tăng axit uric trong máu, khiến triệu chứng bệnh gout xuất hiện nặng hơn.

Cách chọn đậu phụ ngon, an toàn cho sức khỏe

- Một trong những cách chọn đậu phụ ngon hay không chính là quan sát màu sắc. Đậu có màu trắng ngà là đậu ngon, không nên mua đậu có màu vàng.

- Nếu đậu có mùi thơm nhẹ chứng tỏ là đậu nành nguyên chất. Còn đậu có mùi hơi chua chua chứng tỏ là đậu phụ đã để lâu rồi.

- Cầm đậu trên tay không bị nặng, không bị cứng thì đó mới là đậu chuẩn. Miếng đậu vừa cứng lại nặng thì chứng tỏ chứa rất nhiều hóa chất, thạch cao chính là chất giúp cho đậu cứng và dai hơn.