Rau đắng biển

Rau đắng biển phát triển tốt nhất trong môi trường ẩm ướt, phát triển, gần các kênh mương, suối, vùng cửa sông, đầm lầy hay những bãi biển đầy cát trắng. Từ lâu, nó đã được truyền tai nhau là loại rau "đắt mấy cũng phải ăn ít nhất 1 lần trong đời" vì độ thơm ngon và cực kỳ tốt cho sức khỏe.

Rau đắng biển có thể dùng để nhúng lẩu, nấu canh cá lóc, cá đồng… hoặc thậm chí là chấm kho quẹt đều "ngon hết sẩy". Có nhiều thời điểm, giá loại rau này lên đến 95.000 đồng/kg, đắt hơn cả thịt nhưng nhiều người chẳng tiếc tiền để mua cho bằng được.

Ảnh minh họa: Internet

Rau sắng

Rau sắng khá đặc biệt ở chỗ, từ khi trồng đến lúc cho lần thu hoạch đầu tiên mất từ 3 đến 5 năm và sau 10 năm mới được thu hoạch với số lượng lớn.

Rau sắng thường mọc trong rừng sâu, trên những vách núi cao. Cây mọc trên vách núi cao thì tuổi đời cây càng cao, chất lượng rau càng ngon ngọt lạ thường.

Theo kinh nghiệm dân gian, rau sắng thường dùng để nấu canh, có thể nấu với xương lợn, thịt lợn, tôm nõn giã nhỏ, thịt gà, cá rô, cá quả... mỗi thứ một vị, đều rất thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, theo những người sành ăn, chỉ khi nấu canh suông người ta mới cảm nhận hết những giá trị của rau sắng.

Ảnh minh họa: Internet

Rau mầm đá

Như tên gọi, rau mầm đá hình thù như những nhũ đá nhú ra từ gốc, khum khum thành hình những búp măng chóp nhọn. Thân cây chính của chúng khá lớn, nặng tới 2kg. Lá rau mầm đá cứng, khó bị nát. 

Giá mầm đá từ 50k - vài trăm/kg, và đắt hơn khi trái mùa. Một trong những lý do khiến mầm đá đắt, được săn lùng là vì đặc điểm sinh trưởng của chúng - chỉ phát triển ở vùng núi cao phía Bắc, khí hậu lạnh. Trời càng lạnh, rau mầm đá càng ngon ngọt. Sa Pa (Lào Cai) là vùng nổi tiếng nhất với loại rau này. Thường thì luộc, xào, hoặc nhúng lẩu là 3 cách ăn mầm đá ngon nhất, giữ được vị ngọt nguyên bản.

Ảnh minh họa: Internet

Rau càng cua

Rau càng cua là loại rau mọng nước có vị ngọt ngọt, the the và đặc biệt có chút nhẫn nhẫn, ăn một lần là nhớ. Theo Đông y, rau càng cua có vị chua, tính sinh miễn dịch, giải nhiệt, nhiều chất bổ.

Rau càng cua thường được dùng để làm các món nộm, chỉ cần rửa sạch rồi trộn cùng dầu giấm ăn kèm trứng luộc cũng đủ làm dậy lên vị ngon của loại rau này.