Theo Thanh Niên, nếu thường xuyên ăn lòng heo, phổi heo, mỡ heo... có thể tích tụ nhiều cholesterol xấu, độc tố, vi khuẩn... gây ra bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp, béo phì. Và dưới đây là các bộ phận của heo bạn không nên và hạn chế ăn.

Lưu ý khi lựa chọn thịt heo. Ảnh: Internet

Phổi heo

Heo có thói quen đặc biệt là rất hay hít thở sát đất nên hít vào phổi một lượng rất lớn bụi bẩn và vi khuẩn hằng ngày vào phế nang phổi, đây được xem là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng các chất độc hại.

Vì vậy, phổi heo tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn, độc tố và không dễ làm sạch do cấu trúc tổ ong phức tạp của phế nang. Nếu ăn thường xuyên và không được chế biến kỹ sẽ dẫn đến hàm lượng kim loại nặng, độc tố tích tụ trong cơ thể vượt mức cho phép, tăng nguy cơ mắc ung thư.

Thịt cổ heo

Theo bác sĩ Thu Hà thông tin trên Báo Thanh Niên, hàm lượng chất béo trong cổ heo rất lớn, ăn quá nhiều không chỉ khiến tăng cân đột ngột mà còn gây ra nhiều vấn đề về tim và mạch máu não. Ngoài ra, cổ heo cũng có các hạch bạch huyết, một hệ thống của cơ thể có chức năng lọc và bẫy giữ các vi sinh vật lạ, tế bào viêm, độc chất, ăn thường xuyên có thể gây ra nhiều chứng bệnh.

Thịt cổ heo gây ra nhiều vấn đề về tim và mạch máu. Ảnh: Internet

“Thịt cổ heo có hệ thống hạch phức tạp, khó loại bỏ hết hoàn toàn khi chế biến, cơ thể người sẽ tiếp nạp một lượng lớn vi khuẩn và chất độc khi ăn, có thể dẫn đến ngộ độc hoặc nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm”, bác sĩ Hà phân tích.

Nội tạng lợn

Cũng theo Khỏe và đẹp, nội tạng lợn: Đây lại là bộ phận ẩn chứa nhiều mầm bệnh nhất của con lợn nhưng lại khiến nhiều người thích mê. Bạn không nên ăn nhiều lòng lợn vì có thể gây bệnh gout, gan nhiễm mỡ, viêm tụy... Đặc biệt, lòng lợn còn dễ chứa vi khẩn coli gây bệnh tiêu chảy, tả lỵ, thương hàn... Chính vì thế, bạn không nên ăn nhiều.

- Gan lợn: Trong gan lợn có chứa hàm lượng cholesterol cao và lượng kim loại nặng, nếu ăn nhiều gan lợn sẽ khiến cho cơ thể nạp thêm lượng chất độc hại vào cơ thể và người mắc bệnh tim mạch sẽ khó đào thải được lượng chất này, khiến cơ thể lâm vào tình trạng bệnh nặng hơn.

3 bộ phận của heo bổ dưỡng

Theo Dân Việt, có đến 3 bộ phận của con lợn cực kỳ nhiều dinh dưỡng, hữu ích cho sức khỏe mà các bà nội trợ có thể mua để chăm sóc sức khỏe

Phần thịt xương lưỡi liềm của con lợn

Xương lưỡi liềm là phần ngon nhất của con lợn, nằm ở phần chân trước của lợn, nó là nơi kết nối giữa xương ống và xương quạt. Phần xương này có hình cong vát tương tự hình lưỡi liềm nên được gọi là xương lưỡi liềm.

2 bộ phận của con lợn cực kỳ nhiều dinh dưỡng nhưng lại bị 90% người Việt "ngó lơ" - Ảnh 1.

Phần sụn có hình lưỡi liềm (nằm ở phần chân trước con lợn) rất giàu canxi và collagen.

Xương lưỡi liềm chủ yếu là sụn nên ăn rất giòn, mềm, ngọt. Hơn nữa, phần này rất giàu collagen, canxi, protein và vitamin. Rất tốt cho việc bảo vệ sức khỏe xương khớp, tăng cường thể lực, đặc biệt phụ nữ có sức khỏe yếu, muốn làm đẹp da thì càng nên ăn phần thịt này.

Xương lưỡi liềm của heo. Ảnh: Internet

Trong thành phần cửa xương lưỡi liềm chủ yếu là sụn nên ăn rất giòn, mềm, ngọt. Hơn nữa, phần này rất giàu collagen, canxi, protein và vitamin... nên chúng rất tốt cho sức khỏe của con người. Ngoài ra, xương lưỡi liềm rất dễ chế biến dù bạn có làm thành món gì cũng rất ngon, đặc biệt là nướng. Ngoài ra, bộ phận này còn có thể dùng để hầm thành canh hay xào rau củ, món nào cũng thơm, giòn.

Thịt dải lợn

Có không ít người bán hàng đã ví phần thịt dải là phần: Ngon nhất, thơm nhất của con lợn. Đã vậy mỗi con chỉ có một miếng nên nhiều khi họ không muốn đem bán mà muốn giữ lại để ăn.

Thịt dải chính là phần thịt gần với tim lợn, có chức năng ngăn cách các mô của khoang ngực và khoang bụng, giúp bảo vệ tim. Thịt dải dù làm món nướng, kho hay luộc cũng đều mềm thơm, bên trong dai giòn, không hề bị khô.

Thịt dải lợn heo. Ảnh: Internet

Phần thịt dải heo có chứa protein chất lượng cao giúp cho cơ thể phát triển cơ bắp, tăng cường sức đề kháng, tái tạo mô và tế bào cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, trong phần thịt dải heo còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như vitamin A, D...

Tim lợn

 

Có một bộ phận trong con lợn nếu dùng thường xuyên sẽ tăng cường sức khỏe tim mạch, tăng sức co bóp cơ tim đó chính là phần tim.

Chính vì mỗi con lợn chỉ có một quả tim nên không phải lúc nào cũng sẵn để mua, nếu không đi chợ từ sáng sớm thì đôi khi có tiền cũng chưa chắc đã mua được phần "thịt" này.

Tim lợn có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo, canxi, phốt pho, sắt, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, niacin... có tác dụng tăng cường chức năng cơ tim rất tốt. Nó cũng có lợi cho việc phục hồi chức năng của tim hay thần kinh. Ngoài ra, tim lợn còn bổ máu, chữa mất ngủ, hồi hộp, vã mồ hôi...

Đặc biệt tim lợn là nguồn cung cấp tuyệt vời vitamin B3 (niacin). Loại vitamin này có tác dụng thúc đẩy quá trình dị hóa chất béo trong cơ thể, giãn nở mạch máu, có lợi cho chức năng hô hấp. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin B3 sẽ mắc các bệnh như viêm da, viêm lưỡi, mất ngủ.

ThS.BS Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, trẻ em, phụ nữ có thai, người bị thiếu sắt thiếu máu, thanh thiếu niên có thể ăn tim lợn tuy nhiên không nên ăn quá nhiều, mỗi tuần có thể ăn 2-3 lần, mỗi lần ăn 50-70g với người lớn và 30-50g với trẻ nhỏ.

Khi mua, nên chọn loại tim còn đàn hồi tốt, bề mặt nhẵn không có nốt sần cục, màu đỏ tươi sẫm. Tốt nhất nên mua những loại đã biết được nguồn gốc từ nơi giết mổ, đã qua kiểm dịch từ những con vật khỏe mạnh không mắc bệnh.