4 bộ phận càng xấu xí, thâm đen khi mang bầu, chứng tỏ thai nhi càng khỏe mạnh
Những bà mẹ mang bầu lần đầu chắc chắn sẽ tá hỏa khi thấy một số bộ phận trên cơ thể bị thâm đen và xấu xí hơn. Họ không khỏi thắc mắc, đi tìm lý do và bắt đầu lo lắng. Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết phụ nữ mang thai sẽ bị thâm đen 4 bộ phận trên cơ thể dưới đây. Và một tin mừng với các mẹ bầu, những bộ phận này càng xấu xí thì chứng tỏ thai kỳ của mẹ đang càng khỏe mạnh.
Da mặt
Vào khoảng tháng thứ 3-5 thai kỳ, mẹ bầu sẽ nhận thấy những dấu hiệu bị nám da, sạm da, tàn nhang. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone thai kỳ, đồng thời bức xạ tia cực tím từ ánh nắng mặt trời cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng này.
Mẹ sẽ nhận thấy tình trạng này nặng nề hơn với vùng da dưới mặt nhưng đừng lo lắng bởi đây chỉ là tác dụng phụ của việc mang thai. Mẹ bầu vẫn nên dưỡng da bằng các sản phẩm an toàn dành cho bà bầu và một tin mừng và sau sinh nở một thời gian, triệu chứng này sẽ giảm dần rồi biến mất.
Nách
Trong thời gian mang thai, nội tiết tố progesterone sẽ khiến vùng nách của hầu hết các mẹ bầu bị thâm đen đi đáng kể. Progesterone tăng lên đồng nghĩa với việc thai kỳ của mẹ đang phát triển tốt và mẹ cũng đừng lo lắng bởi sau sinh nở, da vùng nách sẽ dần trở lại sắc tố bình thường nhưng sẽ cần thời gian ở mỗi bà mẹ là khác nhau.
Ngực
Estrogen tăng lên khi mang thai ngay từ những ngày đầu đã khiến ngực mẹ bầu phát triển đáng kể để chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Không chỉ tăng lên về kích cỡ, nhũ hoa của mẹ bầu cũng chuyển sang màu thâm đen hơn, mạch máu cũng nhìn rõ hơn. Thực tế thì đây là một trong những thay đổi rất bình thường khi phụ nữ mang thai và là một trong những dấu hiệu thai kỳ đang phát triển tốt.
Bụng
Không chỉ xuất hiện vết kẻ sọc giữa bụng, những vết rạn da mà hầu hết mẹ bầu đều gặp phải triệu chứng da bụng thâm đen hơn.
Nhiều bà mẹ còn phải đối mặt với những vết rạn da thâm tím mất thẩm mỹ. Để giảm tình trạng rạn da, bà bầu nên dưỡng ẩm cho da thường xuyên và ăn nhiều trái cây, rau xanh. Những vết rạn da thâm tím sẽ rất khó mờ sau khi sinh em bé.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.