Gan là cơ quan lớn giữ vai trò quan trọng cho sự sống của chúng ta. Nó được ví như “nhà máy thải độc” lớn nhất của cơ thể. Do vậy, việc bảo vệ gan khỏi những tác hại từ bên ngoài là vô cùng cần thiết.

Những ai thường có nguy mắc phải bệnh gan?

Bên cạnh những tác nhân được đề cập trên, rủi ro mắc bệnh gan của một người có thể tăng lên bởi một số yếu tố như:

Những thực phẩm không lành mạnh lại là tác nhân gây nên các bệnh gan. Ảnh minh họa: Internet

- Nghiện bia rượu.
- Sử dụng chung kim tiêm.
- Xăm hoặc xỏ khuyên bằng dụng cụ không được tiệt trùng.
- Tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể của người bị bệnh gan.
- Quan hệ tình dục không an toàn.
- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất hoặc chất độc.
- Mắc bệnh tiểu đường.
- Bị béo phì.
- Nồng độ triglyceride trong máu cao.

Để phòng tránh bệnh, hãy thay đổi một số thói quen ăn uống và bổ sung những thực phẩm lành mạnh có thể giúp duy trì sức khỏe của gan. Ngược lại, những thực phẩm không lành mạnh lại là tác nhân gây nên các bệnh gan. Do đó, mọi người nên biết những loại thực phẩm nào cần tránh để bảo vệ gan.

Dưới đây là 3 loại thực phẩm “không đội trời chung” với bệnh gan, nên ăn nhiều, bồi bổ gan và giúp giải độc rất hiệu quả:

Quả bơ

Siêu thực phẩm này giúp cơ thể sản xuất glutathione, cùng với vitamin C và E, hoạt động như chất chống oxy hóa trung hòa các gốc tự do, bảo vệ các tế bào gan khỏi bị hư hại.

Bên cạnh đó, vitamin E và K trong bơ là những yếu tố chống viêm, giúp gan làm sạch các chất độc hại. Bơ cũng giàu chất béo lành mạnh, giúp điều chỉnh lượng cholesterol trong cơ thể. Thường xuyên tiêu thụ 3 - 4 trái bơ giúp loại bỏ bất kỳ tổn thương ảnh hưởng đến gan.

 

Củ dền

Có thể nói củ dền là một trong những thực phẩm tốt cho gan, nhất là với người viêm gan B nhờ chứa chất chống oxy hóa mạnh. Ngoài ra, trong củ dền còn có chứa nhiều vitamin như A, B, C và các khoáng chất như Magie, canxi, kali, iốt, acid folic… và chất xơ. Củ dền có nhiều tác dụng như khử độc gan, giúp tái sinh các tế bào gan bị tổn thương, giảm sưng đau. Có thể dùng củ dền để nấu canh, hầm xương hoặc ép làm nước uống.

Củ dền có nhiều tác dụng như khử độc gan, giúp tái sinh các tế bào gan bị tổn thương, giảm sưng đau. Ảnh minh họa: Internet

Dù vậy cũng không nên quá lạm dụng loại thực phẩm này vì ngoài các tác dụng hữu ích củ dền cũng có nhiều tác hại đi kèm như: ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây khó tiêu, tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, sỏi mật,... Hãy sử dụng nguồn thực phẩm này một cách cân đối hợp lý để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất. Tốt nhất một tuần chỉ nên ăn 3 bữa củ dền và mỗi bữa chỉ cần 100g là đủ.

Cà chua

Một trong những lợi ích sức khỏe của cà chua mới được phát hiện gần đây là ngăn chặn hiện tượng tắc nghẹn của gan. Vì vậy, cà chua giúp phòng tránh bệnh xơ gan.

Người mắc bệnh gan nên dùng cà chua làm hoa quả để ăn, cũng có thể ăn kèm trong bữa ăn thường xuyên. Ảnh minh họa: Internet

Cà chua có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát máu, bổ gan, chứa các vitamin A, B1, C, PP, can-xi, phốt pho, sắt. Sử dụng cà chua có công dụng phân giải chất béo, trợ giúp cho quá trình tiêu hóa, vitamin C trong cà chua có hiệu quả bảo vệ gan, điều này có thể hạn chế được tình trạng gan nhiễm mỡ, tăng mỡ máu ở người bệnh gan nhiễm mỡ và những bệnh nhân viêm gan mãn tính.

Vì vậy, người mắc bệnh gan nên dùng cà chua làm hoa quả để ăn, cũng có thể ăn kèm trong bữa ăn thường xuyên.