Trong những năm gần đây, số lượng người mắc bệnh đau dạ dày ngày càng có chiều hướng gia tăng. Đau dạ dày sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương chủ yếu là do bị viêm loét. Người bị đau dạ dày sẽ thường cảm thấy đau âm ỉ, khó chịu vô cùng. Khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói đều có thể bị đau.

Hiện nay cứ 10 người thì có 9 người mắc bệnh dạ dày. Ảnh minh họa: Internet

Nếu người bệnh làm việc quá sức hay cảm thấy căng thẳng thì các cơn đau sẽ xuất hiện. Tâm trạng thất thường của người bệnh cũng khiến cho tình trạng đau càng tăng lên.

Hiện nay cứ 10 người thì có 9 người mắc bệnh dạ dày nhưng không nhiều người biết cách bồi bổ dạ dày và dễ mắc những sai lầm dưới đây.

Uống trà đen

Người xưa có câu: Trà xanh làm tổn thương dạ dày, trà đen dưỡng dạ dày. Vì vậy, nhiều người cho rằng dạ dày không tốt nên uống thêm trà đen.

Mặc dù trà đen được làm bằng cách lên men và rang, hàm lượng polyphenol trong trà nhỏ và ít gây kích ứng dạ dày, nhưng caffeine chứa trong nó không có lợi cho việc kiểm soát axit trong dạ dày và có khả năng gây khó chịu. Vì vậy, trà đen nuôi dưỡng dạ dày chỉ là câu nói mang tính tương đối. Đối với những người có quá nhiều axit trong dạ dày, trà đen không thích hợp.

Uống nước gừng

Nước gừng có thể làm ấm dạ dày và giảm kích ứng của các loại thức ăn sống và lạnh khác nhau đối với dạ dày. Do đó, nhiều bệnh nhân bị khó chịu đường tiêu hóa tin rằng uống nước gừng có thể làm giảm các triệu chứng tiêu hóa.

Trong gừng tươi có chứa nhiều volatile, khi biến chất sẽ sinh ra chất safrole, nếu nghiêm trọng có thể gây ung thư gan hoặc ung thư thực quản. Ảnh minh họa: Internet

Nhưng trên thực tế, phương pháp này không thể giải quyết căn bản các bệnh về đường tiêu hóa, cũng như không thể áp dụng lâu dài.

Vì gừng là thực phẩm có tính kích thích nên nếu ăn vào quá nhiều sẽ dễ kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, làm tiết nhiều axit dịch vị, phá hủy môi trường tiêu hóa của đường tiêu hóa, nghiêm trọng hơn gây ra các triệu chứng khó chịu đường tiêu hóa.

Trong gừng tươi có chứa nhiều volatile, khi biến chất sẽ sinh ra chất safrole. Khi gừng bị dập hoặc thối sẽ sinh ra chất độc safrole, nếu nghiêm trọng có thể gây ung thư gan hoặc ung thư thực quản.

Ăn đồ chay

Nhiều người cho rằng thịt chứa nhiều chất béo và calo, ảnh hưởng không tốt đến dạ dày nên muốn bồi bổ dạ dày thì tốt nhất chỉ nên ăn các món chay, nhưng thực tế đây là một quan niệm sai lầm.

Nếu muốn duy trì đường ruột và dạ dày thì cần trộn thịt và rau để bổ sung đủ chất, tránh rối loạn dinh dưỡng.

Nếu muốn duy trì đường ruột và dạ dày thì cần trộn thịt và rau để bổ sung đủ chất, tránh rối loạn dinh dưỡng. Ảnh minh họa: Internet

Trong cuộc sống cũng có nhiều thực phẩm từ thịt, tương đối ít chất béo và cũng có thể bổ sung chất đạm chất lượng cao như cá, tôm, thịt lợn, thịt gà… cũng có tác dụng bảo vệ dạ dày rất tốt.

Bệnh đau dạ dày không nên ăn gì?

- Không sử dụng các loại nước uống có gas hay là cà phê, không uống sữa trong thời gian điều trị thay vào đó nên chọn các loại trà thảo dược, nước lọc.
- Không nên ăn các loại gia vị cay nóng.
- Không nên uống bia rượu, hay là hút thuốc lá.
- Nên chia nhỏ các bữa ăn trong một ngày: chúng ta không nên ăn quá no, hoặc cũng không nên để quá đói rồi mới ăn. Bởi vì khi ăn quá no sẽ làm cho dạ dày phồng căng, và sinh ra nhiều loại axit có hại, dễ gây đau.
- Không sử dụng thức ăn có tính axit.
- Hạn chế ăn những loại thức ăn chế biến sẵn, khó tiêu, và có chứa nhiều muối như là: Chả lụa, hay lạp xưởng, hoặc các loại thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích...
- Sản phẩm từ sữa.
- Các loại thịt đỏ.
- Thực phẩm cay.