Người đạo đức giả

Khi còn trẻ thì chúng ta vẫn cho rằng có nhiều bạn càng tốt. Như vậy nên khi khó khăn thì mình sẽ có chỗ nhờ cậy. Chúng ta mong đợi được kết bạn qua những buổi hội họp, rượu chè. Nhưng khi đã trở nên mạnh dạn, từng trải thì ta mới hiểu kiểu bạn bè đó chẳng thể chơi được.

Người bạn tốt như tay vịn nâng đỡ ta bước lên từng nấc thang của cuộc đời. Họ như là viên thuốc giúp ta chữa lành những vết thương. Khi đi qua nửa cuộc đời thì bạn bè cần chất lượng chứ không phải số lượng. Bạn nên loại bỏ những thứ giả dối và trân trọng những người tốt đẹp.

Không nên chơi với người đạo đứa giả (Ảnh minh họa: Internet)

Người thích đóng vai nạn nhân trong mọi trường hợp

Kiểu người này là chuyên gia trong trò chơi đổ lỗi. Họ không bao giờ nhận trách nhiệm về những thiếu sót hay lỗi lầm của bản thân mình. Họ luôn là nạn nhân và đó không bao giờ là lỗi của họ cả. Dường như mọi lỗi lầm luôn là trách nhiệm của đồng nghiệp, bạn bè, người thân, gia đình....Những kiểu người này chỉ có cách là phải tránh xa ra bằng mọi giá và tránh dây vào họ, vì biết đâu có ngày bạn sẽ bị họ 'đâm sau lưng'.

Người lười biếng

Người sống trên đời, ai chẳng mong có một cuộc sống giàu sang và nhàn hạ. Thế nhưng, lười biếng lại là liều thuốc độc, cần phải tránh. Nên nhớ, lười biếng hay chăm chỉ chính là yếu tố tạo ra sự khác biệt quan trọng giữa kẻ nghèo và người giàu, người giỏi giang và kẻ tầm thường.

Những người lười biếng luôn tìm cớ biện minh cho mình. "Kiếp này tôi nghèo thì sau khi chết, tôi sẽ đi lên thiên đường." Thế nhưng, họ không thể nhìn rõ một thực tế hiển nhiên rằng, đối với người biết chịu khó để thành công thì họ thực sự đã sống trong thiên đường ngay khi vẫn còn có mặt trên đời. Người giỏi hơn bạn còn đang cố gắng nhiều như vậy.

* Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.