3 dấu hiệu bất thường khi đang ăn cơm cảnh báo khối u rình rập, nếu thấy biểu hiện này, bạn cần khám bác sĩ ngay
Ăn uống và các vấn đề sức khỏe
Như chúng ta cũng đã biết, dinh dưỡng hay thực phẩm nạp vào cơ thể hàng ngày vô cùng quan trọng, nó còn đặc biệt đóng góp vào việc duy trì sức khỏe. 30 - 40% các loại ung thư có thể được ngăn ngừa bằng một lối sống cân bằng và chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm phòng chống ung thư. 75 - 85% trường hợp được chẩn đoán ung thư có thể ngăn chặn nếu thay đổi và cải thiện chế độ ăn uống theo hướng lành mạnh. Do đó, chế độ ăn uống hàng ngày cũng như cách lựa chọn thức ăn bổ sung luôn trở nên cần thiết.
Dấu hiệu khi ăn cảnh báo ung thư
Theo Khỏe và đẹp, có đến 3 dấu hiệu khi ăn biểu hiện ung thư như sau:
Chán ăn, thay đổi khẩu vị
Việc chán ăn, thay đổi khẩu vị có thể xảy ra do sự thay đổi của tâm lý, stress,trầm cảm... Tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể có bệnh. Khi các tế bào phát triển bất thường ở dạ dày, tuyến tụy, ruột kết và buồng trứng, nó sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể và gây áp lực lên dạ dày, tạo ra cảm giác no lâu hơn. Dù ăn một lượng thức ăn nhỏ cũng có thể tạo ra cảm giác no, thậm chí cảm thấy sợ thức ăn.
Chán ăn là một trong những triệu chứng đầu tiên mà bạn cần quan tâm. Nó có thể đi kèm với hiện tượng mệt mỏi.Lúc đó, bạn cần cảnh giác với việc phát triển của các khối u trong cơ thể. Do đó, khi gặp bất cứ sự thay đổi bất thường nào về vị giác, ảnh hưởng tới khả năng ăn uống, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám.
Khó nuốt, buồn nôn khi ăn
Sự phát triển của các khối u ở vùng thực quản có thể dẫn tới việc khó nuốt ngay cả khi uống nước.
Ngoài ra, khối u ở hệ tiêu hóa có thể khiến người bệnh thường xuyên bị khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi sau khi ăn.
Cơ thể mệt mỏi
Dù bạn ăn đủ chất nhưng cơ thể vẫn thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi thì hãy cảnh giác. Đó là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có bệnh. Các tế bào tăng sinh bất thường cần sử dụng đến một lượng lớn chất dinh dưỡng để phát triển. Do đó, lượng dưỡng chất mà người bệnh nạp vào trong ngày không đủ để nuôi dưỡng cơ thể. Việc bị các khối u "đánh cắp" dinh dưỡng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi kéo dài.
Nếu thấy các triệu chứng trên diễn ra trong một thời gian dài hoặc ngày một nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống hoặc đi kèm với các biểu hiện như sút cân, sốt, chảy máu bất thường, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
Bên cạnh đó, việc khám sức khỏe định kỳ là một biện pháp giúp phòng và phát hiện sớm các loại bệnh nguy hiểm.
Ung thư và cuộc sống
Theo Thanh Niên, phát hiện ung thư khi còn khá trẻ, nhưng thay vì bi quan và tuyệt vọng, Đinh Thị Tuyết Trinh ( Đồng Nai) lại xem biến cố giúp mình sống ý nghĩa hơn.
Nhớ lại trước khi phát hiện bệnh ung thư, với Trinh đó là một khoảng thời gian bình yên và hạnh phúc đến nhường nào. Trinh cho biết tuổi trẻ nên có rất nhiều ước mơ và lắm dự định. Nhưng rồi ung thư ập đến, mọi ước mơ phải tạm gác lại.
“Tháng 9.2019, lúc đó mình mới xây được nhà cho bố mẹ, ngày mà 2 vợ chồng mình dự định về ăn tân gia thì cũng là ngày mà mình bị chảy máu chân răng không cầm được. Thế là đi đến Bệnh viện Truyền máu huyết học để chọc tủy và sau đó là biết mình bị ung thư máu mặc dù trước đó rất khỏe mạnh và không hề có dấu hiệu gì cả”, Trinh kể.
Trinh luôn lạc quan và hài hước khi gọi mình và những bệnh nhân nữ trong bệnh viện là những bệnh nhân ung thư máu xinh đẹp.
Nhớ lại 9 tháng điều trị nội trú, 9 tháng kiên cường chiến đầu giành giật sự sống, Trinh kể: “Có những lúc cơ thể mình suy kiệt, phải nằm phòng vô trùng nên mắc bệnh này, tinh thần phải rất mạnh mẽ. Thứ nhất không có người nhà là mình đã tủi thân rồi, thứ 2 là cũng như các bệnh khác, hóa trị vô người rồi thì ăn không được, suốt ngày chỉ nôn, sốt và đi kháng sinh. Rồi hóa chất vào cơ thể đánh cả tế bào ác lẫn tế bào tốt, nên người te tua hết...”.
Nhưng rồi Trinh mạnh mẽ và lạc quan chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác. “Vì mình thấy tinh thần như liều thuốc tuyệt diệu nhất, nó giúp hình thành cơ chế 'tự chữa lành' nên mình muốn lan tỏa sự lạc quan để mọi người chiến đấu với căn bệnh này nếu mắc phải”, Trinh tâm sự.
Ngay khi được về nhà sau 9 tháng điều trị nội trú, Trinh viết trên trang cá nhân của mình: “Biến cố xảy ra giúp Trinh trân trọng hơn cuộc sống này, biết nhìn xuống, thấy còn nhiều hoàn cảnh rất khổ sở, Trinh thấy mình may mắn hơn rất nhiều người, mong sao mọi người đều có sức khỏe, cái giường mắc nhất chính là giường bệnh. Mong mọi người hãy vui vẻ, lạc quan trong mọi hoàn cảnh...
Mọi chuyện đều có hướng giải quyết, khi bạn bị ung thư thì các vấn đề trên có còn là gì đâu, thế nên, hãy nhanh chóng giải thoát mình khỏi những 'sự khó chịu' tầm thường đó. Còn sức khỏe là còn tất cả”. Trinh thấy mình may mắn vì còn có nhiều người khổ sở hơn mình gấp nhiều lần.
Cách phòng ung thư
Theo Báo Sức khỏe và đời sống, hãy chú ý những điều sau để tích cực phòng tránh ung thư.
- Lựa chọn thực phẩm sạch, xây dựng bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng để có một cơ thể khỏe mạnh và phòng chống nhiều bệnh tật, trong đó có ung thư.
Vì vậy, hãy thực hiện lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được bảo quản tốt. Thường xuyên ăn các món luộc, hấp hơn là những món chiên, xào, nướng…
Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng, chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng: protein, lipid, glucid, vitamin và chất khoáng để làm tăng sức đề kháng với các tế bào ung thư. Ăn đa dạng nhiều món và thường xuyên thay đổi món trong các bữa ăn.
- Tích cực luyện tập thể dục thể thao
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản cho rằng, những ai thường xuyên hoạt động chân tay sẽ ít bị mắc các bệnh ung thư hơn so với những người chỉ quen ngồi một chỗ.
Vì vậy, mỗi người nên thường xuyên vận động, tự xây dựng cho mình một chế độ luyện tập hàng ngày như chạy bộ, đi bộ, bơi lội hoặc tham gia các loại hình khác như: Erobic, tập thể hình, yoga… để nâng cao sức khỏe.
- Không hút thuốc, tránh xa khói thuốc
Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư phổi ở cả nam giới và nữ giới. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi, vòm miệng, họng, thanh quản, thực quản, thận, bàng quang, tá tràng, tử cung, thận, dạ dày, ruột già và hậu môn, gan...
Tiếp xúc với khói thuốc gián tiếp làm tăng nguy cơ bệnh phổi, bao gồm ung thư phổi, bệnh mạch vành và đau tim. Ngay cả khi bạn không hút thuốc lá, việc tiếp xúc với thuốc lá một cách thụ động cũng khiến bạn có nguy cơ bị ung thư cao.
- Kiểm soát cân nặng, tránh béo phì
Béo phì, không tích cực hoạt động thể chất và chất lượng dinh dưỡng kém đều là những yếu tố nguy cơ cho một số bệnh ác tính. Ước tính có khoảng 18% trường hợp ung thư mỗi năm ở Hoa Kỳ là do tình trạng kém dinh dưỡng, không tích cực hoạt động thể chất và/hoặc béo phì.
Các nhà nghiên cứu cho rằng cần lưu ý đến lối sống, kiểm soát cân nặng để dự phòng bệnh ung thư. Hãy kiểm soát cân nặng, giảm cân bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, giảm hấp thụ năng lượng và tăng cường giải phóng năng lượng qua việc tập luyện.
- Ngủ đủ giấc
Không có minh chứng mối quan hệ giữa chất lượng giấc ngủ và bệnh ung thư, nhưng các chuyên gia khẳng định một giấc ngủ khỏe mạnh giúp sức đề kháng của cơ thể được nâng cao và tránh béo phì – một trong những nguyên nhân gây ra ung thư phổ biến.
Ngoài ra việc ngủ đủ giấc cùng một chế độ tập luyện hợp lý sẽ giúp tình thần luôn trong trạng thái tốt, tránh các tình trạng căng thẳng mệt mỏi.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....